Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý

Tại sao trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều? Hiện tượng này xuất phát từ các yếu tố bên ngoài hay có liên quan đến một bệnh lý nào không? Những chia sẻ từ Góc Làm Mẹ sau đây sẽ phần nào giúp ba mẹ có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề đổ mồ hôi ở trẻ 5 tuổi.

1. Nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi đổ mồ hôi nhiều là gì?

Trẻ 5 tuổi bị đổ mồ hôi không quá khó gặp. Nhiều ba mẹ khá lo lắng về hiện tượng này và thường có suy nghĩ bé bị thiếu chất này, chất kia. Tuy nhiên, đôi khi điều đó lại xuất phát từ nhiều lý do đơn giản. 

Trẻ đồ mồ hôi nhiều do sinh lý

Hiện tượng trẻ 5 tuổi đổ mồ hôi nhiều khi liên quan đến vấn đề sinh lý cơ thể. Chẳng hạn như do hệ thần kinh trung ương của trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Việc điều chỉnh thân nhiệt chưa thực sự tốt khiến cho trẻ bị đổ mồ hôi nhiều hơn. Hoặc do trẻ bị hiện tượng tăng tiết tuyến mồ hôi. Hiện tượng này sẽ hết khi trẻ lớn lên vậy nên ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. 

Ngoài ra ở trẻ, quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn người lớn. Điều này có thể khiến mồ hôi tiết ra nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tỏa nhiệt. 

Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý

Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều do sinh lý cơ thể (Nguồn: internet)

Trẻ 5 tuổi đổ mồ hôi nhiều do bệnh lý

Ngoài nguyên nhân do sinh lý cơ thể, việc trẻ đổ mồ hôi nhiều có thể liên quan đến một số bệnh lý như:

- Cơ thể trẻ bị thiếu dưỡng chất, còi xương, suy dinh dưỡng. Đi kèm với hiện tượng đổ mồ hôi nhiều, trẻ thường có các đặc điểm như đầu to, chân vòng kiềng, ngực nhô…

- Trẻ có các bệnh lý về tim mạch, tim bẩm sinh.

- Bệnh lý lao sơ nhiễm khiến trẻ bị ra nhiều mồ hôi kèm theo ho kéo dài, ăn uống kém.

Ngoài các nguyên nhân về bệnh lý, sinh lý như trên đây, các yếu tố như môi trường sống quá nóng, bé hoạt động quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị ra nhiều mồ hôi hơn bình thường. 

Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý

Đổ mồ hôi nhiều cũng là dấu hiệu của bệnh lý (Nguồn: internet)

2. Cách chăm sóc khi trẻ 5 tuổi đổ mồ hôi nhiều

Trước hiện tượng trẻ chỉ bị ra mồ hôi nhiều mà không có bất thường gì khác về mặt sức khỏe, ba mẹ có thể tham khảo một vài cách chăm sóc bé sau đây.

Cho trẻ uống nhiều nước

Khi bị đổ mồ hôi nhiều, cơ thể trẻ dễ bị mất nước, thiếu nước. Vì vậy để bù nước cho cơ thể, ba mẹ cần nhắc nhở trẻ uống nhiều nước trong ngày. Ngoài nước lọc, ba mẹ có thể bổ sung các loại nước trái cây, sữa,... để trẻ ngon miệng và thích uống nước hơn.

Lau khô khi trẻ bị đổ mồ hôi

Khi ra nhiều mồ hôi, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được lau khô nhanh chóng. Đặc biệt là vào ban đêm. Vì thế, nếu đang gặp tình trạng này, ba mẹ nên chuẩn bị sẵn khăn bông mềm và thấm mồ hôi cho trẻ. Bên cạnh đó việc tắm gội hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn bụi bẩn trên da là điều cần thiết, giúp da bé sạch khỏe, hạn chế bị mẩn ngứa, mọc mụn. 

Bổ sung nhiều rau củ trái cây vào bữa ăn của trẻ

Các loại rau xanh và trái cây giúp bổ sung nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Một số loại trái cây còn có hàm lượng nước khá cao như cam, quýt, bưởi, dâu tây…Bổ sung những thực phẩm này giúp cung cấp nước cũng như nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, giúp trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tốt hơn.

Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý

Bổ sung nhiều rau củ, trái cây vào chế độ ăn của trẻ (Nguồn: internet)

Bổ sung vitamin D cho trẻ

Thiếu vitamin D là nguyên nhân gây nên tình trạng còi xương, đổ mồ hôi nhiều ở trẻ. Vì thế ba mẹ nên chú ý bổ sung loại vitamin này. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, cách sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

3. Khi nào trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều cần đi thăm khám

Nếu trẻ vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường thì tình trạng đổ mồ hôi nhiều không quá lo ngại. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài, lượng mồ hôi ra nhiều và không thuyên giảm, ba mẹ cần có bé đi khám bác sĩ để tìm hiểu được nguyên nhân cụ thể.

Kết luận

Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều thông thường xuất phát từ những nguyên nhân như môi trường quá nóng, thân nhiệt trẻ quá cao… Nó không quá nguy hiểm và sẽ dần thuyên giảm. Quan trọng trong quá trình bé gặp hiện tượng này, ba mẹ cần có cách chăm sóc phù hợp để tránh những phát sinh xấu cho sức khỏe hoặc khiến trẻ cảm thấy khó chịu, bức bối. Ngoài ra lưu ý cho trẻ đi khám nếu như tình trạng này không có dấu hiệu giảm dần.

Xem thêm:

5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất

Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi

Bài viết liên quan
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
Luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi với một số cách làm đơn giản, giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, thuận lợi cho quá trình học hỏi tiếp thu kiến thức sau này.
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân như liên quan bệnh lý, thiếu chất, buộc tóc chặt… Nhận biết các nguyên nhân từ đó có cách xử lý, chăm sóc phù hợp, giúp trẻ có mái tóc khỏe mạnh.
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
Gợi ý những trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi, giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy toán học tốt hơn, hỗ trợ tốt cho việc học tập sau này.
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Giải đáp câu đố trẻ em 4 tuổi là cách hữu hiệu để kích thích não bộ trẻ hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo rất nhiều cách khác để giúp thúc đẩy tư duy, nhận thức ở trẻ.
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Test IQ cho trẻ 5 tuổi giúp xác định khả năng nhận thức và tư duy, thuận lợi cho việc định hướng và phát triển cho trẻ về học tập, nghề nghiệp sau này. Tùy độ tuổi để lựa chọn bài test phù hợp cho trẻ.
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi và lưu ý chăm sóc răng miệng ở trẻ
Cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi và lưu ý chăm sóc răng miệng ở trẻ
Những cách chữa sâu răng cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cùng một vài lưu ý trong chăm sóc răng miệng, giúp trẻ có hàm răng chắc khỏe.