Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Mang thai tuần 16 là thời điểm đầy thú vị mà mẹ bầu có thể cảm nhận được những chuyển động đầu tiên của bé. Vậy thai nhi giai đoạn này đã có những phát triển gì? Chúng ta hãy cùng Góc Làm Mẹ đi tìm câu trả lời cho vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!
Vào giai đoạn mang thai tuần 16 thai nhi sẽ lớn bằng quả bơ, có chiều dài khoảng 18,6cm và nặng 146g. Nhịp tim của bé sẽ đập khoảng 150 - 180 lần mỗi phút và bơm 25 lít máu mỗi ngày. Nụ vị giác của bé được phát triển và hoạt động nên bé đã có thể nếm nước ối khi chúng vô tình loạt vào miệng. Đây cũng là một trong những tiền đề phát triển sở thích về mùi vị của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Thai nhi lúc này cũng đã bắt đầu biết mút ngón tay, nhiều thai nhi còn cho thấy bé rất thích thú với hành động này. Da của các bé vẫn còn trong mờ vì vậy khi siêu âm các bạn có thể thấy rõ các mạch máu của bé dưới lớp da mỏng. Riêng da đầu của trẻ đã bắt đầu hình thành nang tóc khi mẹ mang thai tuần 16. Một sự thật mà mẹ chưa biết chính là phần nang tóc này sẽ tạo thành khuôn tóc cho các bé sau này và phần khuôn mẫu này sẽ không thay đổi cho đến khi già.
Ở khu vực lưng và xương sống của thai nhi trong giai đoạn này đã có sự phát triển mạnh mẽ khiến đầu và cổ của thai nhi có thể ngẩng thẳng hơn. Riêng tai thì đang bước vào những bước phát triển hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai nằm đúng chỗ. Đây cũng là thời điểm thú vị mà mẹ bầu sẽ thường cảm thấy chộn rộn trong bụng là do thai nhi có thể đang đá vào thành bụng, đôi khi cũng có thể nhìn thấy được những chuyển động này trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên, những chuyển động này rất nhẹ khiến cho mẹ dễ bị nhầm lẫn với những bất ổn trong đường tiêu hóa.
Ảnh: Internet
Khi mang thai tuần 16, các bé đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh chóng nên cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều triệu chứng và thay đổi đáng kể, chẳng hạn như:
Thai nhi phát triển lớn nên bụng bầu của mẹ cũng lớn hơn gây ra áp lực tác động đến lưng. Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể còn làm lỏng khớp, giãn dây chằng gắng với cột sống khiến vùng lưng của mẹ bầu trở nên đau hơn. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tập yoga bơi lội hoặc đi bộ để tăng cường cơ bắp và làm dịu bớt cảm giác đau lưng khó chịu.
Ảnh: Internet
Tử cung phát triển khiến cho các dây chằng tròn hỗ trợ căng ra và dày lên gây ra những cơn đau ở một hoặc cả hai bên bụng. Nếu như khi mang thai tuần 16 mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng này thì nên dừng lại và nghỉ ngơi để cơn đau dây chằng tròn trở lên dịu lại.
Tử cung phát triển làm tăng áp lực lên đại tràng gây ra tình trạng táo bón. Thêm vào đó, lượng hormone progesterone tăng cao, làm giãn cơ bắp khiến cho quá trình tiêu hóa chậm hơn gây nên tình trạng đầy hơi, khó chịu sau khi ăn. Mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và đừng quên vận động, đi bộ nhẹ nhàng để giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn nha.
Ngực của mẹ bầu lúc này có thể phát triển lớn hơn để chuẩn bị cho quá trình sản sinh sữa sau khi sinh. Không chỉ đau núm vú, căng tức ngực, nổi gân xanh mà phần quầng vú còn thay đổi sắc tố trở thâm đậm màu. Thêm vào đó là hàm lượng hormone tăng cao khiến lông tóc mọc nhiều hơn. Tuy nhiên việc mọc lông này lại thường xuất hiện ở những vị trí nhạy cảm khiến mẹ chán nản, buồn phiền.
Ảnh: Internet
Đôi khi mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi khó thở một chút vì lượng hormone cao tác động lên hệ hô hấp, khiến cho tần số và độ sâu của hơi thở tăng lên. Mao mạch trong cơ thể bao gồm cả đường hô hấp cũng trở nên sưng phồng. Các cơ bắp của phổi và khí quản bị giãn ra làm cho mẹ bầu khó thở. Một số mẹ bầu khi mang thai tuần 16 còn gặp phải tình trạng chảy máu chân răng do ảnh hưởng từ nội tiết tố.
Cơ thể mẹ bầu lúc này cũng tăng cân nhiều hơn, kéo theo đó làm cho da ở vùng bụng, ngực của mẹ bắt đầu xuất hiện vết rạn. Vì vậy, các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chống rạn da dành riêng cho mẹ bầu để cải thiện tình trạng này nha. Ngoài ra, mẹ cũng phải kiểm soát chế độ dinh dưỡng một cách thật hợp lý để tránh tình trạng thừa cân hoặc bị tiểu đường thai kỳ.
Để bảo vệ cho mình và thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ bầu phải thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ cũng như bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong từng giai đoạn. Kết hợp tập thêm yoga, massage nhẹ nhàng, giữ một tâm trạng vui vẻ để bé có thể phát triển toàn diện hơn. Hy vọng qua những chia sẻ của Góc Làm Mẹ xoay quanh vấn đề thai nhi ở giai đoạn mang thai tuần 16 nêu trên mẹ bầu sẽ biết thêm kiến thức để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Xem thêm:
> [Infographic] - Bà bầu nên uống nước mía ở tháng thứ mấy để con tăng cân, nước ối sạch?
> Ăn huyết luộc bổ sung thêm sắt cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt 2