Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trong hành trình kỳ diệu của thai kỳ, mang thai tuần 19 không chỉ là bước ngoặt quan trọng mà cả mẹ bầu và bé đều có những thay đổi đáng kể. Trong giai đoạn này, những biến đổi về cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi đều đang diễn ra một cách ấn tượng.
Kích thước của thai nghi tuần 19 có chiều dài 24 cm và cân nặng khoảng 272 gam. Mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của bé, thường xuất hiện trong khoảng từ tuần 18 đến tuần 20.
Ở tuần thai này, da trên các ngón tay và ngón chân của thai nhi đã bắt đầu hình thành các hình dạng riêng biệt hay còn gọi là dấu vân tay - vân chân. Các dấu vân này sẽ xuất hiện vĩnh viễn và duy nhất, dù các bé song sinh cũng sẽ không trùng nhau.
Sự phát triển về các giác của thai nhi có sự tiến bộ vượt bậc như khứu giác khi mẹ mang thai tuần 19. Đặc biệt là các giác quan như: Vị giác, thính giác, thị giác và xúc giác.
Ảnh: Internet
Trên bề mặt da của bé, đang hình thành một lớp phủ sáp màu trắng được gọi là vernix caseosa. Vernix đóng vai trò quan trọng với nhiều công dụng, bao gồm bảo vệ và duy trì độ ẩm cho làn da của bé, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn có hại và hỗ trợ quá trình phát triển của hệ thống phổi và đường tiêu hóa của bé.
Ảnh: Internet
Khi tử cung của mẹ phát triển, các dây chằng nối nó với xương chậu của mẹ sẽ trở nên căng ra và dày lên. Hiện tượng này có thể gây ra cơn đau nhói được gọi là đau dây chằng tròn. Cảm giác đau có thể xuất phát từ phía sâu bên trong khu vực háng và lan từ dưới lên, mở rộng ra hai bên và đến đỉnh hông của bạn.
Trong trường hợp cơn đau dây chằng tròn xuất hiện, mẹ nghỉ ngơi, tránh các động tác hoặc tư thế có thể làm tăng cường đau. Cơn đau dây chằng tròn thường chỉ kéo dài trong khoảng thời gian ngắn và sẽ giảm đi tự nhiên một cách nhanh chóng.
Mang thai tuần 19, mẹ sẽ có thể gặp những cơn đau bụng. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài và không thuyên giảm thì hãy đến bệnh viện để thăm khám và kiểm tra, để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và bé nhé.
Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện những mảng da sẫm màu ở vùng môi, má, và trán,... Dấu hiệu này hay còn gọi là nám thai kỳ.
Các thay đổi này xuất phát từ sự tác động của nội tiết tố thai kỳ lên các tế bào chứa melanin, có thể gây ra sự sẫm màu ở núm vú, tàn nhang, sẹo, nách, đùi bên trong và khu vực âm hộ. Ngoài ra, mẹ sẽ thấy một đường sẫm màu chạy từ rốn xuống đến xương mu.
Ảnh: Internet
Trong suốt quãng thời gian mang thai, một số phụ nữ trải qua tình trạng chảy máu cam. Nguyên nhân là do sự tăng lượng máu trong cơ thể, khiến các mạch máu trong mũi mở rộng và dễ bị vỡ, gây chảy máu thường xuyên hơn.
Hiện tượng này thường gia tăng khi phụ nữ mang thai bị cảm lạnh, dị ứng hoặc ở trong môi trường có không khí khô.
Ở tuần thai này, mẹ có thể sẽ cảm thấy khó thở, hụt hơi,...đặc biệt trong giai đoạn sau của thai kỳ, hơi thở của mẹ có thể trở nên khó khăn hơn do tử cung đang phát triển gây áp lực lên cơ hoành. Nếu mẹ cảm thấy khó thở, hãy nghỉ ngơi. Nhưng nếu tình trạng khó thở của mẹ đột ngột hoặc nghiêm trọng hoặc mẹ có các triệu chứng đáng lo ngại khác như nhịp tim nhanh hoặc không đều hãy đến bệnh viện khám ngay.
Trên đây là những điều cần biết về tuần thai thứ 19. Mẹ hãy chú ý giữ gìn sức khỏe, thăm khám đúng lịch và hãy thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho thai nhi khi mang thai tuần 19 nhé.
Xem thêm:
> Mang thai tuần 18: Thai nhi phát triển như thế nào?
> Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 17