Sự phát triển của bé 13 tháng tuổi
Sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

Mẹ bỉm đã biết khi trẻ 13 tháng tuổi sẽ phát triển thế nào và biết làm thêm nhiều trò mới gì hay chưa? Mẹ nên làm gì để tạo điều kiện cho bé yêu phát triển một cách tốt nhất? Bài viết mà Góc Làm Mẹ chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi và những lời khuyên thiết thực cho quá trình chăm sóc trẻ.

Sự phát triển của bé 13 tháng tuổi về thể chất và nhận thức

Ở giai đoạn 13 tháng tuổi trong điều kiện trẻ phát triển bình thường, các bé gái sẽ có cân nặng trung bình khoảng 9,1 kg và cao khoảng 75,1 cm. Còn bé trai sẽ có cân nặng là 9.8 kg cùng chiều cao trung bình 76,9 cm. Đây là khoảng thời gian các bé đã đứng vững, biết vịn vào bàn ghế để tập đi mà không cần trợ giúp hay tự tập leo lên những bậc thềm do đó các mẹ cần phải luôn theo dõi trẻ để tránh xảy ra những tai nạn ngoài ý muốn. Tuy nhiên vẫn có một số bé vẫn chưa thể tự đứng vững ở giai đoạn này thế nhưng bố mẹ không cần quá lo lắng bởi đây là điều hoàn toàn bình thường. Có những bé phải đến 18 tháng tuổi thì mới có thể chập chững bước những bước đầu tiên.

Sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

Ảnh: Internet

Về mặt trí tuệ, các bé được 13 tháng tuổi cũng đã có thể bập bẹ nói được 1 - 2 từ đơn như “ma”, “đa”, “ba” hoặc bắt chước lại phát âm của cha mẹ và có thể sử dụng cử chỉ để giao tiếp với người lớn. Lúc này, sự phát triển của bé 13 tháng tuổi về khả năng biểu đạt cảm xúc rất rõ rệt, nếu như bố mẹ quan sát kỹ lưỡng sẽ dễ dàng nhận thấy các bé đã thể hiện những cảm xúc như sợ, buồn bã, giận dữ, vui mừng,... Đi kèm với đó, các bé cũng trở nên bướng bỉnh và đòi hỏi theo ý muốn của mình nhiều hơn.

Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

Với trẻ 13 tháng tuổi, mỗi ngày bố mẹ nên cho trẻ uống từ 700ml sữa kết hợp cùng các bữa ăn dặm để bổ sung đầy đủ năng lượng cho những hoạt động cần thiết trong ngày. Con yêu của bạn giờ đây cũng đã chập chững bước những bước đi đầu tiên, do đó trong bữa ăn nên có thêm nhiều trái cây tươi, rau xanh, các loại hạt, sữa chua và không thể thiếu các loại thịt cá để bổ sung protein cần thiết cho bé. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của các bé vẫn còn non nớt nên chưa thể uống được nước ép trái cây đâu mẹ nhé, chúng sẽ làm cho trẻ bị dễ bị táo bón hơn bình thường.

Trẻ ở giai đoạn 13 tháng tuổi cũng có thể ngủ sớm hơn giờ ăn hoặc tiêu hao cả tiếng đồng hồ để hoàn thành bữa ăn chính của mình và làm ảnh hưởng đến giờ ăn cơm và sinh hoạt chung của cả bố lẫn mẹ. Mặt khác, bữa cơm gia đình còn đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tính cách, cách ứng xử của trẻ sau này nên đây chính là thời gian để cha mẹ rèn luyện cho bé thói quen ăn uống. Chẳng hạn như  tạo điều kiện cho các bé ngồi ăn uống chung bàn với mọi người trong gia đình. Mẹ đừng quên cắt nhỏ thức ăn hoặc hầm mềm để tránh tình trạng trẻ chưa nhai nuốt tốt và dễ bị mắc nghẹn nha.

Sự phát triển của bé 13 tháng tuổi

Ảnh: Internet

Chất lượng giấc ngủ của trẻ 13 tháng tuổi

Chất lượng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của bé 13 tháng tuổi. Trẻ ở giai đoạn này đã dần dà hình thành thói quen ăn ngủ đúng giờ, các bé đã có thể ngủ liền mạch xuyên suốt cả đêm dài mà không hề thức dậy quấy khóc. Hầu hết các bé đang ở giai đoạn 13 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày, trong đó thời gian ngủ trưa sẽ chiếm khoảng 2 - 3 tiếng. 

Chăm sóc sức khỏe cho trẻ 13 tháng tuổi

Để sự phát triển của bé 13 tháng tuổi được toàn diện, ngoài việc quan tâm về bữa ăn giấc ngủ, bố mẹ cũng nên lưu tâm nhiều hơn đến sự phát triển thể chất của các bé. Các bậc phụ huynh có thể bổ sung cho trẻ thêm vitamin D nếu thấy con có dấu hiệu còi xương, chậm đi. Hoặc tạo điều kiện cho con tập đi dễ dàng với chân trần trong nhà để giúp các bé quen dần với cảm giác lòng bàn chân được tiếp xúc với bề mặt sàn.  Có như vậy, bước đi của các bé sẽ trở mạnh dạn, cứng cáp và nhanh biết đi hơn.

Mong rằng với những thông tin mà Góc Làm Mẹ chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh nhà mình hiểu tường tận hơn về sự phát triển của bé 13 tháng tuổi để biết cách chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất của con yêu cho phù hợp. 

Xem thêm:

Gợi ý những đồ chơi thông minh cho bé 1-2 tuổi

Bình Dương: Mẹ say rượu "dỗ dành" con trai 13 tháng tuổi tử vong

Bài viết liên quan
Bố mẹ đã biết về sự phát triển của bé 19 tháng tuổi chưa?
Bố mẹ đã biết về sự phát triển của bé 19 tháng tuổi chưa?
Bé 19 tháng tuổi đã có sự phát triển vượt bậc về khả năng ngôn ngữ, dinh dưỡng và cả về giấc ngủ. Tìm hiểu chi tiết sự phát triển của bé 19 tháng tuổi.
Sự phát triển của bé 18 tháng tuổi và lịch ăn ngủ
Sự phát triển của bé 18 tháng tuổi và lịch ăn ngủ
Bé 18 tháng tuổi đã có sự thay đổi rõ rệt trong hành động và khả năng nhận thức. Tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của bé 18 tháng tuổi toàn diện.
Tìm hiểu sự phát triển của bé 16 tháng tuổi có gì nổi bật?
Tìm hiểu sự phát triển của bé 16 tháng tuổi có gì nổi bật?
Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi thể hiện những biểu hiện rõ rệt như khả năng chập chững biết đi và sự nhạy bén trong việc nhận thức và phản ứng với môi trường xung quanh.
Trẻ 17 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi
Trẻ 17 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi
Bé 17 tháng biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 17 tháng tuổi sẽ khiến bố mẹ bất ngờ, cùng tìm hiểu chi tiết sự phát triển của bé trong bài viết sau.
Giải đáp vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Giải đáp vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không?
Vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không cũng khiến nhiều mẹ bỉm quan tâm lo lắng, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm đáp án cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây. 
Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn ngon khó cưỡng
Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn ngon khó cưỡng
Nếu như con yêu của bạn ăn mãi mà không tăng cân hay bất hợp tác trong việc ăn dặm thì mẹ bỉm nên tham khảo qua những thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn ngon khó cưỡng mà Góc Làm Mẹ chia sẻ trong bài viết dưới đây nha.