Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trẻ con là tương lai của đất nước, hãy chăm sóc bé con thật cẩn thật ngay từ khi còn bé. Vẹo cột sống ở trẻ là một trong những dị tật rất hay gặp ở trẻ em bậc tiểu học. Nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị sẽ là rất nguy hiểm. Vẹo cột sống có thể gây tàn tật cho bé sau này. Vậy nên hay phòng vẹo cột sống cho bé ngay từ khi còn nhỏ mẹ nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Khi còn nhỏ bé thường ngồi theo quán tính tự nhiên. Có nhiều tư thế không đúng, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Việc ngồi sai tư thế chính là nguyên nhân khiến bé còn có thể dị tật sau này. Do đó, khi mẹ bắt gặp bé ngồi sai tư thế hãy chấn chỉnh ngay để tránh bệnh vẹo cột sống cho bé.
Ảnh: Internet
Tương tự vậy, việc chọn bàn ghế ngồi học cho bé không phù hợp cũng là nguyên nhân khiến cột sống của con bị ảnh hưởng. Tư thế bé ngồi không thoải mái, không có điểm tì, tựa hợp lý cũng rất dễ bị vẹo cột sống. Bên cạnh đó môi trường phòng học của trẻ thiếu sáng hoặc bảng đen bị chói cũng ảnh hưởng đến cột sống trẻ.
Một nguyên nhân phụ huynh ít quan tâm đó là trẻ ít vận động, chỉ xem tivi, chơi máy tính… sẽ khiến bé dễ bị cong vẹo cột sống. Hơn nữa tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, trẻ nghỉ học dài ngày nên việc sử dụng các thiết bị điện tử như xem tivi, chơi máy tính, điện thoại… nhiều hơn, thường có tư thế ngồi sai.
Bé lười vận động, chỉ xem tivi và điện thoại cũng sẽ rất nguy hiểm (Ảnh: Internet)
Không nên cho trẻ làm việc nặng quá sớm, hoặc ép bé mang vác những vật nặng ngoài sức của bé.
Không nên để bé thoải mái sàn học thường. Phải hướng dẫn bé vào bạn học riêng. Tứ thế ngồi thẳng lưng, không nên ngồi gù lưng. Phải luôn nhắc bé ngồi ngay ngắn, đúng tư thế, không vẹo người, xoay vặn người hay ngồi lệch khi học.
Kích thước bàn học phải phù hợp, không quá thấp cũng không quá cao. Không để bé con nằm trên bàn để viết bài.
Chuẩn bị cho bé một góc học tập có đủ ánh sáng với bàn ghế phù hợp lứa tuổi.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé ăn những món ăn giàu canxi, bổ sung các loại vitamin cần thiết để có một hệ xương cứng cáp.
Tập cho trẻ có thói quen vận động thể dục thể thao, chơi đùa ngoài trời, giúp cho cột sống cơ thể mềm dẻo. Không để bé chơi điện thoại quá nhiều, nằm ôm điện thoại cả ngày trên giường hoặc trên sofa.
Thời gian dịch bệnh nghỉ tại nhà thì có thể nhờ bé giúp mẹ làm các việc vặt như tham gia việc dọn nhà, lau bàn ghế, phụ làm việc vặt…giúp bé vận động nâng cao sức khỏe, thể trạng.
Ảnh: Internet
Ở lứa tuổi của bé con xương vẫn còn mềm dẻo nên có thể cải thiện được, tuy nhiên nếu không uốn nắn đúng cách sẽ để lại những đáng tiếc cho sau này. Bố mẹ hãy hết sức lưu ý nhé!
Xem thêm:
> Bé bao nhiêu tuổi thì biết đi? Tại sao bé chậm đi?
> Bé 3 tuổi bị đột quỵ - Chuyện đột quỵ ở trẻ khó tin nhưng lại thật