Bí quyết chữa rạn da cho mẹ bầu
Bí quyết chữa rạn da cho mẹ bầu

Rạn da là hiện tượng rất thường gặp ở phụ nữ mang thai, bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ tư của thai kỳ trở đi. Người ta cho rằng đó là do da giãn không đủ để thích nghi với sự thay đổi của cơ thể, nhất là thay đổi về trọng lượng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sớm quan tâm chăm sóc da và có chế độ ăn cân đối đủ chất, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ rạn da này.

Theo kết quả khảo sát của các nhà nghiên cứu, có một số nguyên nhân gây gia tăng tình trạng rạn da ở mẹ bầu là:

- Cân nặng của mẹ trước khi mang thai càng cao, nguy cơ rạn nứt càng lớn

- Mẹ tăng cân quá nhanh trong thai kỳ

- Yếu tố di truyền: Nếu mẹ của bạn từng bị rạn da khi mang thai thì nguy cơ của bạn cao hơn so với những người thuộc nhóm còn lại

- Cân nặng và kích thước đầu của em bé càng lớn, nguy cơ rạn da của mẹ trong lúc mang thai càng cao 

- Thiếu dưỡng chất cho da: Chế độ ăn nghèo protein, kẽm, vitamin E, vitamin C, vitamin A và uống ít nước

- Ít vận động trước và trong khi mang thai: Kết quả khảo sát cho thấy những người thường xuyên tập thể dục ít bị rạn nứt da khi mang thai so với nhóm ít hoặc không vận động

Nhằm hạn chế chứng rạn da khi mang thai, mẹ có thể tham khảo những cách sau:

Chế độ ăn hợp lý

Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý để tăng trọng lượng cơ thể một cách đều đặn. Việc chọn thức ăn hợp lý và ăn với số lượng vừa phải sẽ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, vừa tránh được tình trạng tăng cân nhanh quá mức gây ra hiện tượng rạn da.

Những thực phẩm giàu vitamin C, E, kẽm, như trái cây, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc… giúp tăng cường độ đàn hồi của da. Ngoài ra, mẹ bầu nên chú trọng dùng các loại thực phẩm giàu protein như trứng, cá và sữa để da săn chắc và khỏe mạnh.

Các mẹ cũng đừng quên uống nước nữa nhé. Uống nhiều nước sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và không bị rạn. Nên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Lưu ý trong luyện tập thể dục

Tập luyện thể dục ít nhất một lần mỗi tuần. Không nên tập luyện quá 15 phút cho mỗi lần tập. Trong quá trình tập luyện, bạn nhớ cung cấp nước thường xuyên cho cơ thể.Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp trọng lượng cơ thể không tăng vượt mức. Nhưng không vì thế mà ép buộc cơ thể phải tập luyện quá sức, nếu bạn bắt đầu cảm thấy hoa mắt, hay mệt trong khi tập luyện thì bạn hãy ngừng ngay việc tập luyện lại và nên đến gặp bác sĩ là cách tốt nhất.

Dưỡng da bằng kem chống rạn và massage

 

Dùng kem chống rạn da giúp giảm thiểu rạn da khi mang thai - Ảnh: Getty Images

 

Giữ làn da của bạn luôn đủ độ ẩm sẽ hạn chế được tối đa những vết rạn do thai kỳ mang lại. Những cách tốt nhất để giữ ẩm cho da là tắm rửa hợp lý, đắp thảo dược hoặc trái cây có công dụng dưỡng da, dùng kem chống rạn da… Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để tìm được loại kem chống rạn an toàn với thai nhi và phù hợp với làn da của mình. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số phương pháp ngừa rạn da từ dân gian như massage với dầu dừa, sữa bò tươi… cũng có công dụng giảm rạn da hiệu quả.

Tắm với nước ấm

Nên tắm mỗi ngày bằng nước ấm. Nước ấm sẽ giúp da duy trì độ mềm mại và tính đàn hồi. Trong lúc tắm, bạn nên sử dụng một miếng vải mềm hoặc bọt biển chà nhẹ lên các khu vực da dễ bị rạn để gia tăng quá trình tuần hoàn máu đến da và giữ cho da được khỏe mạnh.

Massage da thường xuyên bằng tinh dầu

Tinh dầu sả hoặc tinh dầu dừa có khả năng làm giảm vết rạn da rất hữu hiệu. Trước khi dùng, bạn hòa vài giọt tinh dầu vào một loại dầu dẫn như dầu oliu, hoặc dầu massage em bé. Khi xoa dầu lên da theo vòng tròn, dầu sẽ kích thích tuần hoàn máu đem chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng vùng da này, đồng thời, giúp da thêm mềm mại và cải thiện màu sắc cũng như kích thước của vết rạn.

Bài viết liên quan
Những điều cần biết về cảm giác thèm ăn khi mang thai
Những điều cần biết về cảm giác thèm ăn khi mang thai
Cảm giác thèm ăn khi mang thai là hiện tượng phổ biến do thay đổi hormone và nhu cầu dinh dưỡng tăng cao. Tìm hiểu nguyên nhân và cách kiểm soát để mẹ bầu luôn khỏe mạnh.
Có bầu thèm ăn ngọt là trai hay gái?
Có bầu thèm ăn ngọt là trai hay gái?
Thèm ăn ngọt khi mang thai có thực sự là dấu hiệu sinh con trai hay gái? Tìm hiểu ngay sự thật khoa học và kinh nghiệm dân gian về chủ đề này.
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Có bầu thèm ăn mặn là trai hay gái?
Thèm ăn mặn khi có bầu có thật sự là dấu hiệu sinh con trai? Tìm hiểu quan niệm dân gian và những lời khuyên khoa học cho mẹ bầu tại đây!
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng
Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không? Mẹ nên làm gì nếu gặp tình trạng này? Tìm hiểu bài viết nhé.
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Thực đơn cho mẹ bầu theo từng giai đoạn
Trong quá trình mang thai, việc lưu ý đến thực đơn cho mẹ bầu là một phần không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K
Top 3 sản phẩm skincare dành cho mẹ bầu an toàn, lành tính dưới 300K mẹ nên tham khảo ngay để chăm sóc da trong những tháng thai kỳ.