Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý với những triệu chứng khác nhau. Sẽ có trường hợp trẻ tự hết khi lớn hơn, nhưng cũng có trường hợp cần can thiệp của các bác sĩ. Vậy cụ thể như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp ba mẹ trả lời cho thắc mắc những thắc mắc về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ.
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng tự nhiên ở trẻ em nam sơ sinh. Lúc này, bao quy đầu dài và ôm sát quy đầu dương vật của bé với nhiệm vụ che đậy và bảo vệ quy đầu dương vật khỏi các tác nhân gây bệnh.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em trai gồm hai dạng là sinh lý và bệnh lý. Trong đó, hầu hết ở trẻ em trai là tình trạng hẹp bao quy đầu sinh lý. Khi lớn lên, da quy đầu sẽ tự lột xuống một cách tự nhiên và đến chừng 5-7 tuổi sẽ không còn hiện tượng này nữa. Chỉ 1% trẻ em còn lại bị hẹp bao quy đầu bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như:
- Đầu da quy đầu quá nhỏ khiến dương vật không chui qua được.
- Trẻ gặp tình trạng dây hãm breve (dây hãm quá ngắn khiến cho bao quy đầu không thể rút lại hoàn toàn được).
- Hậu quả của tình trạng viêm nhiễm bao quy đầu gây hình thành sẹo xơ hóa ở đầu dương vật.
Hẹp bao quy đầu là hiện tượng tự nhiên ở trẻ em trai sơ sinh (Nguồn: internet)
Đặc điểm nhận biết là phần da quy đầu sẽ ôm phần lớn hoặc ôm hoàn toàn quy đầu của dương vật. Khi trẻ lớn lên, lớp da này sẽ tự tụt xuống để lộ đầu dương vật. Cho đến khi trẻ được 3 tuổi hoặc lớn hơn, bao quy đầu có thể được kéo xuống hoàn toàn và trẻ không có dấu hiệu bất thường nào.
Các dấu hiệu dễ nhận biết khi trẻ gặp tình trạng này do bệnh lý đó là:
- Da bao quy đầu khó tuột xuống.
- Bao quy đầu có hiện tượng sưng phồng, đặc biệt là khi trẻ đi tiểu.
- Trẻ gặp khó khăn hoặc bị đau khi đi tiểu.
- Ở một số trẻ em sẽ có hiện tượng chảy mủ hoặc chảy dịch bất thường.
Ngoài ra, trẻ có thể gặp phải tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi khiến trẻ bị đau và khó khăn khi đi tiểu (Nguồn: internet)
Việc chẩn đoán trẻ bị bao quy đầu không khó. Trong trường hợp tình trạng này do sinh lý, bé không bị đau rát sưng tấy ở bộ phận sinh dục. Bé đi vệ sinh bình thường, màu sắc nước tiểu không có gì khác biệt thì ba mẹ không nên lo lắng. Khi bé phát triển và lớn lên, hiện tượng này sẽ dần hết.
Nhưng khi tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi là liên quan đến bệnh lý, kèm theo một số hiện tượng sau, ba mẹ cần chú ý.
- Da bao quy đầu bịt kín cả lỗ tiểu khiến trẻ gặp khó khăn khi đi vệ sinh.
- Khi đi tiểu, bao quy đầu của trẻ có hiện tượng sưng phồng.
- Đầu dương vật của trẻ xuất hiện tình trạng sưng tấy, viêm nhiễm khiến trẻ bị đau khi đi vệ sinh.
- Trẻ đã 3 tuổi nhưng da bao quy đầu khó hoặc không thể lộn xuống. Việc dùng tay lộn da quy đầu khiến bé bị đau.
Lúc này, ba mẹ nên cho bé đi khám tại cơ sở y tế có khoa nam học để được chữa trị. Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng như gây nghẹt quy đầu, viêm bao quy đầu, viêm nhiễm đường tiết niệu. Nghiêm trọng hơn là tình trạng ung thư dương vật và thậm chí gây vô sinh.
Cho trẻ đi thăm khám khi có dấu hiệu hẹp bao quy đầu bệnh lý (Nguồn: internet)
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi sẽ không có gì đáng lo nếu đó là do sinh lý. Nhưng nếu tình trạng này có liên quan đến bệnh lý, ba mẹ cần chú ý đến các triệu chứng và nhanh chóng chữa trị cho trẻ. Chẩn đoán và xử lý phù hợp sẽ hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.
Xem thêm:
> Sự phát triển của bé 35 tháng tuổi và lời khuyên giúp mẹ chăm bé tốt hơn