Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Bước sang giai đoạn 35 tháng, bé có nhiều phát triển vượt trội về mặt trí tuệ. Mẹ đừng ngạc nhiên khi bé đã nói được sở thích của mình về màu sắc, đồ chơi hay món ăn. Khả năng bắt chước phát triển nhanh giúp bé học hỏi được nhiều điều mới trong cuộc sống. Cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu cụ thể hơn về sự phát triển của bé 35 tháng tuổi cũng như một vài lời khuyên giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
Kỹ năng vận động thô: Khi được 35 tháng, cơ thể bé bắt đầu có dấu hiệu phát triển cơ bắp. Xương và cơ phát triển mạnh mẽ giúp bé thực hiện được nhiều động tác khó trong khoảng thời gian dài hơn trước. Ví dụ bé có thể nhảy lò cò, đứng nhón được một chân, nhảy qua các chướng ngại vật… Giai đoạn này, mẹ cũng có thể thấy các kỹ năng leo trèo, chạy nhảy của bé nhanh nhẹn và chắc chắn.
Kỹ năng vận động tinh: Cùng với sự phát triển của cơ và xương, các khớp ngón tay trẻ cũng dần hoàn thiện. Nhờ vậy, bé có thể thực hiện các động tác cần đến sự khéo léo và nhanh nhạy của ngón tay như vặn nắp, sắp xếp đồ đạc, ghép hình…
Để phát triển và hoàn thiện dần các kỹ năng vận động ở trẻ, mẹ có thể tham khảo một vài hoạt động sau:
Khuyến khích trẻ tham gia trò chơi vận động mỗi ngày. Ví dụ như bắt bóng, đá bóng, leo núi, leo xà, đạp xe…Những hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ năng tác động khá lớn đến sự phát triển của bé 35 tháng tuổi, không chỉ về kỹ năng vận động mà cả nhận thức.
Tiếp tục cho bé tham gia các hoạt động thúc đẩy sự khéo léo của bàn tay, bàn chân. Đó có thể là vẽ tranh, tô màu, chơi lego, xếp hình… Những hoạt động này cũng góp phần to lớn vào việc kích thích khả năng sáng tạo ở trẻ.
Tô màu, vẽ tranh giúp bé 35 tháng tuổi phát triển kỹ năng vận động tinh (Nguồn: internet)
Càng ngày mẹ sẽ nhận thấy, khả năng nhận thức của trẻ có sự thay đổi rõ rệt. Em bé 35 tháng tuổi giờ đây đã phân biệt được các loại màu sắc. Đặc biệt hơn, bé có thể tự nói được sở thích màu sắc của mình. Vì vậy, mẹ đừng ngạc nhiên khi bé chọn một chiếc váy màu đỏ chứ không phải màu hồng.
Một đặc điểm khá điển hình của bé 35 tháng tuổi chính là khả năng bắt chước. Bé có thể nhanh chóng làm theo những hành động hay lời nói của người thân, bạn bè. Nếu bé yêu thích một nhân vật nào đó trên tivi, có thể bé sẽ bắt chước theo hành động, lời nói của nhân vật đó.
Ngôn ngữ của trẻ lúc này đã khá rõ ràng với vốn từ vựng phong phú. Bé nói được nhiều câu dài và dễ hiểu hơn.
Thường xuyên đưa bé ra ngoài. Việc tiếp xúc với thế giới tự nhiên và môi trường xã hội giúp trẻ có thêm nhiều hiểu biết về sự vật, hiện tượng.
Để cung cấp thêm vốn từ vựng và giúp trẻ nói tốt hơn, hãy trò chuyện với trẻ nhiều hơn. Đọc sách mỗi ngày cũng là cách để giúp mở rộng vốn từ cho trẻ.
Cẩn thận trong lời nói và những hành động thường ngày, bởi bé có thể bắt chước và làm theo ngay sau đó.
Đọc sách giúp phát triển khả năng ngôn ngữ ở trẻ (Nguồn: internet)
Trí não của trẻ gần 3 tuổi đang phát triển rất mạnh mẽ. Ở độ tuổi này, trẻ đã bắt đầu biết đồng cảm, quan tâm tới những người xung quanh. Đặc biệt với người thân như ba mẹ, anh chị em, ông bà, những cảm xúc này của bé được thể hiện rõ hơn.
Cùng với sự phát triển về cảm xúc, bé có những hành vi rất rõ thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của mình. Và đôi lúc, do chưa thật sự kiểm soát cảm xúc tốt, bé sẽ có những hành vi như khóc lóc, chống đối, cáu giận.
Đồng hành cùng bé, giúp bé hiểu và bộc lộ cảm xúc một cách rõ ràng hơn.
Giai đoạn này cũng là lúc ba mẹ cần dành nhiều thời gian hơn để chuyện trò, chơi đùa cùng bé. Các dấu hiệu của thời điểm khủng hoảng tuổi lên 3 sẽ sớm xuất hiện và mẹ cần học cách để ứng phó phù hợp. Tương tác thường xuyên và giải thích để bé hiểu và thể hiện cảm xúc bản thân một cách tích cực.
Trẻ 35 tháng bộc lộ nhiều loại cảm xúc hơn (Nguồn: internet)
Trên đây là một số đặc điểm về sự phát triển của bé 35 tháng tuổi. Đây là thời điểm bé chuẩn bị bước vào giai đoạn chuyển giao quan trọng với nhiều thay đổi về tâm lý, nhận thức, cảm xúc, hành vi. Vì thế, ba mẹ cần quan tâm, chú ý nhiều hơn đến bé, cùng bé vượt qua giai đoạn nhạy cảm này.
Xem thêm:
> Sự phát triển của bé 34 tháng tuổi. Bí quyết chăm sóc trẻ hiệu quả