Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Mãi cho đến 3 tuổi mà con yêu vẫn gặp khó khăn trong việc giao hay chưa nói được nhiều từ cùng lúc thì rất có khả năng trẻ đang bị chậm nói. Bài viết sau đây, Góc Làm Mẹ sẽ giúp mẹ bỉm biết thêm về những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ 3 tuổi chưa biết nói.
Khả năng ngôn ngữ của trẻ được phát triển mỗi ngày kể từ khi lọt lòng và để đảm bảo con yêu đang phát triển một cách bình thường thì cha mẹ nên quan sát từng thay đổi của các bé. Đối với trẻ 3 tuổi, các bé đã có thể nói được những câu ngắn gọn từ 2 - 3 từ chẳng hạn như dễ dàng diễn đạt những câu ngắn gọn “vâng ạ", “tạm biệt", “cảm ơn",...
Ảnh: Internet
Thế nhưng, một số trẻ 3 tuổi chưa biết nói hoặc khả năng nói của trẻ hạn chế thì khả năng cao trong quá trình phát triển, trẻ đã xuất hiện một số dấu hiệu chậm nói. Để có thể can thiệp sớm và giúp trẻ phát triển toàn diện về khả năng ngôn ngữ của mình, bố mẹ nên lưu ý những dấu hiệu sau.
Từ 6 - 8 tuần tuổi: Trẻ không phản ứng lại với giọng nói của cha mẹ hay những âm thanh, tiếng động lớn.
2 tháng tuổi: Các bé không biết cười nói khi nghe được giọng nói quen thuộc của cha mẹ.
Trẻ 4 tháng tuổi: Không biết quay đầu sang hướng phát ra âm thanh.
Trẻ 6 - 8 tháng tuổi: Các bé chậm phát triển về ngôn ngữ thường sẽ không biết cười, không thể bập bẹ một số từ đơn trong giai đoạn này.
Trẻ 12 tháng tuổi: Con yêu của bạn không thể nói được bất kỳ từ nào cũng không có phản ứng đáp lại khi được gọi tên.
Trẻ 16 tháng tuổi: Trẻ không thể hiểu và phản ứng lại với những yêu cầu đơn giản của cha mẹ.
Trẻ 18 tháng tuổi: Các bé không biết chỉ vào đồ vật mình thích hay chỉ vào đúng đồ vật, bộ phận cơ thể như mắt, mũi, miệng khi được người lớn hỏi.
Trẻ 2 tuổi: Bé 2 tuổi chậm nói thường sẽ không thể nói được khoảng 15 từ mà chỉ biết lặp lại theo lời của người khác. Trẻ cũng chưa thể hiểu được các chỉ dẫn đơn giản hay đáp lại những câu hỏi dài từ ba mẹ. Rất khó để các bé nói hai từ nối lại với nhau, chẳng hạn như “mẹ bế”, “uống sữa”, “ba đâu”,...
Trẻ 3 tuổi chưa biết nói: Bé thường chỉ dùng tay hoặc dùng cơ thể để biểu đạt những mong muốn của mình. Một số trẻ 3 tuổi cảm thấy khó khăn để phát ra những âm thanh biểu đạt cảm xúc như la hét khi tức giận, khóc thành tiếng khi đau,... Hoặc chỉ có thể lặp đi lặp lại một số từ nhất định và không thể sử dụng lời nói để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của bản thân.
Tình trạng trẻ 3 tuổi chưa biết nói không phải là hiếm gặp, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chưa biết nói, nhưng chủ yếu thường được chia làm 2 loại đó là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân tâm lý.
Bất thường ở cấu tạo cơ thể: Trẻ bị chậm nói do có sự phát triển bất thường ở các cơ quan tai mũi họng, miệng, lưỡi hay vòm họng, dẫn đến việc các bé khó hình thành âm thanh mà từ ngữ. Tình trạng dính thắng lưỡi cũng rất dễ khiến cho trẻ 3 tuổi chưa biết nói hoặc khó khăn trong việc phát âm. Ngoài ra, trẻ bị mất thính lực cũng là nguyên nhân khiến các bé đã lên 3 tuổi không nghe rõ hoặc nghe sai từ dẫn đến việc chưa biết nói.
Trẻ 3 tuổi chưa biết nói cũng có thể là do trẻ bị mắc các vấn đề về thần kinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vùng cơ cần thiết cho việc phát triển lời nói như bất thường ở răng, hàm mặt. Một vài nguyên nhân khác gây nên tình trạng trẻ chưa thể nói đó là do trẻ bị thiểu năng, bị bại não, loạn dưỡng cơ,...
Ảnh: Internet
Gia đình quá bao bọc trẻ: Nhiều cha mẹ ra sức bảo vệ con quá đà mà hạn chế không cho trẻ ra ngoài giao tiếp với mọi người.
Cho trẻ tiếp xúc với điện thoại, tivi quá nhiều: Mỗi khi trẻ quấy khóc hoặc không chịu ăn uống cha mẹ lại dùng điện thoại hoặc tivi để dỗ dành con. Điều này rất dễ làm cho trẻ lười giao tiếp, chậm phát triển khả năng ngôn ngữ.
Trẻ bị tự kỷ hoặc gặp phải tổn thương tâm lý: trẻ 3 tuổi chưa biết nói có thể là do đang bị tự kỷ, rối loạn thần kinh ngay từ khi mới sinh ra hoặc sống trong môi trường gia đình có cha mẹ thường xuyên tranh cãi, ly hôn sẽ khiến cho các bé bị tổn thương tâm lý. Dần dà sẽ làm cho trẻ không muốn giao tiếp, thể hiện cảm xúc của bản thân khiến cho trẻ kém phát triển về khả năng ngôn ngữ.
Nếu như con yêu của bạn có những dấu hiệu chậm nói như trên thì mẹ bỉm nên đưa bé đến bệnh viện uy tín để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Đồng thời, để cải thiện cũng như giúp trẻ phát triển hơn về khả năng ngôn ngữ, cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện cùng các bé, đọc sách, kể chuyện cùng con để trẻ có thể nghe và bắt chước âm thanh của cha mẹ. Lưu ý không nên nhại theo giọng của trẻ để tránh trường hợp trẻ phát âm không chuẩn hay nói líu lưỡi. Kiên nhẫn giải thích từng hành động đi kèm với lời nói cũng như tạo môi trường khuyến khích cho trẻ giao tiếp nhiều hơn,...
Mong rằng với những thông tin Góc Làm Mẹ chia sẻ trong bài viết trên, các mẹ bỉm nhà mình sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân vì sao trẻ 3 tuổi chưa biết nói và biết cách xử lý, khắc phục tình trạng này thật hiệu quả.
Xem thêm: