Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Tắc tia sữa là một trong những vấn đề thường gặp của các bà mẹ sau khi sinh con. Tắc tia sữa không chỉ làm cho việc cho con bú trở nên khó khăn mà còn khiến mẹ bỉm sữa cảm thấy đau đớn. Trong bài viết này, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu cụ thể hơn về tắc tia sữa là gì và cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhé.
Tắc tia sữa là gì?
Đây là tình trạng mà lòng ống dẫn sữa của bị mẹ bị hẹp đi hoặc co lại. Từ đó, sữa khó có thể chạy ra ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài, sữa sẽ bị ứ đọng lại và có thể tạo ra các cục cứng, gọi là sữa đông kết, tại các điểm tắc.
Mỗi ngày, sữa bị ứ đọng trong khi quá trình sản xuất sữa vẫn cứ diễn ra thì tình trạng tắc tia sữa trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra căng tràn và áp lực đối với các ống dẫn sữa khác. Nếu không được xử lý kịp thời, tắc tia sữa có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như áp xe vú và nhiễm trùng vùng vú của mẹ bỉm sữa.
Tắc tia sữa có thể xuất hiện với một loạt biểu hiện và triệu chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi có tắc tia sữa:
Sữa không chảy ra ngoài: Đây là triệu chứng chính của tắc tia sữa. Sữa không thoát ra ngoài một cách dễ dàng hoặc chỉ chảy ra từ một bên vú.
Cảm giác đau đớn: Ngực có thể trở nên đau đớn hoặc đau nhức ở vùng tắc tia sữa.
Tăng đau khi cho con bú: Đau sẽ tăng lên khi bạn cho con bú hoặc bơm sữa từ vùng bị tắc.
Sự sưng to của vùng bị tắc: Khu vực xung quanh điểm tắc tia sữa có thể trở nên sưng to, cứng hơn so với vùng vú khác.
Sữa đục hoặc có màu khác thường: Sữa có thể trở nên đục, có màu vàng hoặc có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
Sưng vú hoặc bất thường về hình dáng: Vùng vú bị tắc tia có thể sưng to và thậm chí biến dạng so với vú bình thường.
Cảm giác nóng rát: Vùng bị tắc tia sữa có thể có cảm giác nóng rát.
Sưng và đỏ: Nếu có nhiễm khuẩn, vùng vú bị tắc tia sữa có thể trở nên đỏ và có dấu hiệu viêm nhiễm.
Dấu hiệu nhận biết của tình trạng tắc tia sữa là gì? (Ảnh: Internet)
Một trong những cách chữa tắc tia sữa tiếp theo đó là mẹ hãy massage vùng bị tắc sữa. Trong quá trình massage, mẹ nên di chuyển tay từ vị trí tắc về phía hướng núm vú. Có thể sử dụng cả bàn tay với 5 ngón chụm lại quanh khu vực núm vú hoặc có thể sử dụng cả lòng bàn tay để tạo áp lực nhẹ lên hai bên ngực.
Chữa tắc tia sữa bằng lược là một mẹo của dân gian. Khi mắc tắc tia sữa, một số người đã thử sử dụng lược dày để chải nhẹ lên hai bầu ngực từ phía trong ra ngoài để làm thông tắc tia sữa. Tuy nhiên, cách là này có hiệu quả hay không còn tùy thuộc ở từng người và không phải lúc nào cũng mang lại kết quả.
Việc massage nhẹ và chải bầu ngực có thể giúp kích thích tuần hoàn máu và sự lưu thông của sữa. Tuy nhiên, cách làm này không phải lúc nào cũng đủ để giải quyết tắc tia sữa nghiêm trọng.
Mẹ hãy cho bé bú thường xuyên để giúp khơi thông tia sữa. Đồng thời, mẹ nên đổi nhiều tư thế khi cho bé bú. Việc mẹ bỉm sữa thử các tư thế cho con bú khác nhau sẽ giúp con bú đủ sâu và hiệu quả giúp sữa thoát ra dễ dàng hơn.
Cho bé bú thường xuyên (Ảnh: Internet)
Một cách tiếp theo đó là mẹ có thể dùng nước ấm hoặc chườm nóng để làm giảm tình trạng tắc tia sữa. Mẹ có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng khăn ấm đắp lên ngực hoặc cho nước ấm vào chai thủy tinh lăn qua lại trên bầu ngực. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng nước phải ấm, không nên quá nóng để tránh bỏng da.
Với cách làm này, mẹ chỉ cần tìm và cắt quả đu đủ non thành từng lát mỏng và sau đó hơ nóng để làm ấm. Dùng đu đủ trị tắc sữa là cách làm có thể giúp thông tắc tia sữa một cách nhanh chóng và an toàn.
Máy hút sữa hoạt động bằng cách mô phỏng cách em bé bú mẹ, tạo áp suất và tạo ra các chu kỳ hút để kích thích sữa chảy ra từ bầu ngực. Điều này có thể giúp làm thông tắc tia sữa bằng cách tạo áp lực nhẹ và kích thích lưu thông trong vùng tắc. Máy hút sữa còn cho phép mẹ kiểm soát áp lực và tần suất hút, làm cho quá trình lấy sữa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
Uống đủ nước và duy trì dinh dưỡng tốt để cách để mẹ hạn chế tình trạng tắc tia sữa. Tốt nhất, mẹ sau sinh hãy duy trì một lối sống lành mạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để hỗ trợ sự sản xuất sữa và giảm nguy cơ tắc tia sữa. Đồng thời, mẹ cũng nên nghỉ ngơi và giảm căng thẳng, hạn chế các áp lực trong cuộc sống hàng ngày.
Trên đây là các thông tin hữu ích về tắc tia sữa và những cách chữa tắc tia sữa đơn giản nhưng hiệu quả. Hy vọng rằng có thể giúp ích cho mẹ.
Xem thêm:
> Áo hút sữa tiện lợi cho mẹ bỉm sữa
> TOP 4 loại cá tốt cho mẹ sau sinh và bé
> Cách cải thiện tình trạng ra mồ hôi sau sinh dành cho mẹ bỉm sữa