Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Làm cha mẹ ai cũng mong muốn con cái của mình ngoan ngoãn, thành công trong tương lai. Tuy nhiên, việc giáo dục con cái khi con bé đóng vai trò rất quan trọng đối với sự trưởng thành của trẻ. Dưới đây là 6 điều mà bố mẹ vô tình khiến con cảm thấy tội lỗi.
Có thể bạn quan tâm:
> Cố trấn áp cơn tức giận của con là vô tình gieo mầm xấu trong tâm lý trẻ
Theo Sinclair-McBride - nhà trị liệu nổi tiếng cho biết “Trẻ con thường dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi và tâm trạng của người khác” đây thuộc về bản chất tự coi mình là trung tâm của chúng. Đồng thời, nhà tâm lý nổi tiếng Noel McDermott cũng lưu ý thêm rằng “Trẻ con thường cho rằng mình là nguyên nhân tạo nên sự đau khổ của bố mẹ và chúng thường khuếch đại cảm giác tội lỗi đó”
Do đó, sau mỗi cơn giận dữ bố mẹ nên ôm con và trấn an con bằng cách nói với chúng rằng tất cả đều không phải lỗi của chúng.
Đừng khiến con khiến con phải chịu trách nhiệm với tâm trạng của bố mẹ (Ảnh: Sưu tầm)
Thay vì đưa ra những phán xét lên con như “Con cẩu thả quá”, “con lúc nào cũng chậm chạp”,...Thì tốt nhất, bố mẹ nên kìm nén cơn giận dữ, hít thở sâu và nhẹ nhàng nhắc nhở con rằng “Con nên dọn dẹp phòng sạch sẽ trước khi đi ngủ”.
Không nên gán ghép tội lỗi lên con mà hãy đưa con một lời khuyên về cách giải quyết vấn đề đó. Sai lầm là cơ hội để học hỏi, không đáng xấu hổ.
Trẻ con thường có suy nghĩ mình là trung tâm, nên việc tranh cãi trước mặt con là không nên. Vì khi cãi nhau vì bất kỳ vấn đề nào đi chăng nữa, khi trẻ chứng kiến điều đó cũng sẽ nghĩ rằng nguyên nhân của cuộc cãi vã là vì chúng.
Nói một cách đơn, nếu bạn cãi nhau vì kinh phí tổ chức một bữa tiệc nào đó cho con mà vượt quá ngân sách. Vô hình chung, bé sẽ nghĩ rằng nguyên nhân là do chúng vì bữa tiệc của chúng,...
Thay vì cãi nhau trước mặt con, bố mẹ hãy có cách xử lý tình huống tinh tế hơn. Đặc biệt hãy giữ một trạng thái vui vẻ trước mặt con, không nên khó chịu với nhau vì bất kỳ vấn đề nào đi chăng nữa. Trẻ con thì không thể hiểu được hết những phức tạp trong cảm xúc của người lớn.
“Trẻ con thường khuếch đại cảm giác tội lỗi của chính mình, theo thời gian điều này sẽ biến chúng trở thành những đứa trẻ tự ti”. Khi dạy con, bố mẹ nên chú ý trong việc dùng ngôn ngữ của mình. Không nên dùng từ “hư” để nói về đứa trẻ dù con có không ngoan đến độ nào đi chăng. Hãy nhẹ nhàng nói với chúng rằng “Bố mẹ luôn yêu thương con, luôn quan tâm đến con nhưng hành động của con thực sự rất không ổn xíu nào” thay vì nói “con là một đứa trẻ hư không biết vâng lời”.
Không nên nói con là đứa trẻ hư (Ảnh: Sưu tầm)
Phạt con khi con mắc sai làm là một trong những điều thường gặp ở nhiều gia đình. Tuy nhiên, biện pháp phạt trẻ để răng đe, dạy dỗ con không nên là những hình phạt quá khắc nghiệt. Hơn nữa, theo như nhà tâm lý học Beresin khuyên rằng, thay dùng thời gian để trừng phạt nặng con thì hãy dùng thời gian đó để trò chuyện và giải thích cho chúng hiểu rằng hành động của chúng là không hay và khiến bố mẹ buồn lòng,...
Cách dạy con tốt nhất không phải là dùng hình phạt với chúng để răng đen mà là chúng cơ hội được chuộc lỗi. Thay vì chửi mắng con sau những sai lầm của chúng thì hãy nhẹ nhàng dành cho chúng những cái ôm và lời nhắn nhủ nhẹ nhàng với “hy vọng con sẽ không lặp lại điều đó trong tương lai. Bố mẹ tin rằng con là đứa trẻ hiểu chuyện con sẽ làm được.”
Đôi khi cách dạy con cũng rất quan trọng để nuôi dưỡng nên một đứa trẻ thành công. Sự nghiêm khắc của bố mẹ đôi khi là “nấm mồ” chôn vùi sự phát triển về tâm lý cũng như trí tuệ của trẻ. Hãy cho con cơ hội sửa lại và cho con thêm sự tin thay vì la mắng để chúng cảm thấy mình là kẻ tội lỗi, lâu ngày sẽ thành tự ti.
Xem thêm:
> 4 Biểu hiệп chứng tỏ đứa bé IQ cao nhưng cha mẹ lại cho rằпg con hư
> 10 câu nói bố mẹ nên nói với con thường xuyên để giúp bé phát triển tốt