Cố trấn áp cơn tức giận của con là vô tình gieo mầm xấu trong tâm lý trẻ
Cố trấn áp cơn tức giận của con là vô tình gieo mầm xấu trong tâm lý trẻ

Hầu hết, những bậc làm cha làm mẹ đều dùng “quyền” của mình để ép con phải im lặng, không được la hét,... khi con nổi giận. Tuy nhiên, cách làm này có bố mẹ đã vô tình dẫn đế những bất thường cho tính cách bé sau này. 

Có thể bạn quan tâm:

Rối loạn hành vi ở trẻ và những điều ba mẹ cần biết

Sự túc giận có phải là biểu hiện của tâm lý tồi tệ?

Mỗi người, dù là con người lớn hay con nít thì đều có cảm xúcm, mà mọi cảm xúc sinh ra đều có lý do riêng. Hỉ - nộ - ái - ố thì chung quy lại đều là cảm xúc vốn có của mỗi người. 

Có một thực tế rằng, chúng ta thường cho rằng sự tức giận là một trạng thái tâm lý tồi tệ. Chúng ta thường nghĩ rằng, sự túc giận, cơn giận dữ là một biểu hiện tiêu cực và buộc phải kìm nén.

Tuy nhiên, trạng thái tức giận cũng chỉ là một loại cảm xúc bình thường của con người. Nếu sự tức giận được thể hiện hợp lý thì mọi vấn đề đều không còn là vấn đề quá nan giải, tất cả đều có thể giải quyết nhanh chóng.

Cố trấn áp cơn tức giận của con là vô tình gieo mầm xấu trong tâm lý trẻ

Sự tức giận sự cảm xúc vốn có của một con người (Ảnh: Internet)

Mọi sự túc giận đều có lý do?

Một bác sĩ tâm lý Trung Quốc kể trên diễn đàn sina.com rằng:

“Tôi có một người bạn họ Hàn. Bình thường anh bạn ấy là người tốt tính, hòa đồng và dễ thương với mọi người. Nhưng anh ấy là người rất đúng giờ, đến giờ ăn là phải ăn liền, không được chậm 1 phút nào. Trong một lần, người em của anh ấy rủ anh trai đi ăn pizza, nhưng cậu lại đến muộn 10 phút. Kết quả, khi người em vừa ló mặt tại phòng làm việc, anh bạn họ Hàn này đã nổi giận và mắng té tát. 

Trong một tiệc liên hoan ngồi cạnh anh, tôi mới đem câu chuyện ấy kể và hỏi lý do tại sao. Thì anh Hàn cho biết rằng, lúc bé anh rất nghịch ngợm và bị bố phạt bằng cách bắt nhịn ăn. Có lần, anh phải nhịn ăn hơn một ngày. Việc nhịn đói rất khổ sở, những anh lại không dám nổi giận vì sợ bố đánh. Vì thế, sau này mỗi khi đói, anh đều cảm thấy tức tối.”

Thực tế, cơn tức giận của chúng ta đều có lý do riêng và nó không tự mất đi. Chỉ là nếu cơ hội hoặc gặp tình huống tương tự, sự tự giận đều sẽ quay trở lại dù ý thức của chúng ta không hề muốn. 

Cố trấn áp cơn tức giận của con là vô tình gieo mầm xấu trong tâm lý trẻ

Sự tức giận nào cũng có lý do (Ảnh: Internet)

Trấn áp cơn tức giận của con chính là vô tình gieo mầm xấu trong tâm lý trẻ

Sự tức giận của trẻ con cũng như thế, cũng có những lý do riêng. Nếu bố mẹ cứ dùng “quyền năng” của mình để ép con không được thể hiện ra bên ngoài một cách tự nhiên, lâu ngày sẽ khiến tâm lý trẻ bất thường. 

Theo một nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng sự tức giận của trẻ luôn xảy ra đồng thời với nỗi sợ hãi. Khi cảm xúc được đẩy lên cao trào, cũng là lúc tâm lý trẻ luôn khát khao có sự thấu hiểu và yêu thương từ bố mẹ. 

Cố trấn áp cơn tức giận của con là vô tình gieo mầm xấu trong tâm lý trẻĐừng ép con không được tức giận (Ảnh: internet)

Khi trẻ tức giận, bố mẹ nên làm gì?

Cho phép trẻ nổi giận

Trẻ con thường có những phút giây bốc đồng, gào khóc để thể hiện sự giận dữ. Những lúc như thế, bố mẹ nên cho con được tự do thể hiện cảm xúc của mình. Sau khi sự tức giận qua đị, cảm xúc của trẻ sẽ trở lại bình thường.

Bố mẹ có thể dùng những cách khác nhau để giúp con có thể thể hiện sự tức giận ra bên ngoài. Nếu trẻ không muốn, bố mẹ có thể gợi ý bằng cách nói bé ghi ra những điều làm con khó chịu, không hài lòng và một tờ giấy. Tốt nhất, không nên trấn áp cơn tức giận của bé, nên tìm cách để con có thể “trút” cơn giận của mình một cách thoải mái. 

Đồng cảm với sự tức giận của trẻ

Hãy thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu về sự tức giận của trẻ bằng cách trò chuyện với bé như: 

  • Bố mẹ biết con muốn…

  • Bộ mẹ hiểu là con đang cảm tháy….

  • Bố mẹ hiểu rằng con đang rất buồn và không hài lòng….

Hãy nhẹ nhàng với trẻ, để con cảm thấy được thấu hiểu, được yêu thương, từ đó trẻ sẽ dần nguôi cơn giận và thoải mái trò chuyện, chia sẻ vấn đề với bố mẹ. 

Hướng dẫn sự tức giận của trẻ

Ai cũng sẽ có lúc tức giận vì những lý do khác nhau, trẻ con cũng như thế. Thay vì cố ép trẻ “nuốt” con giận dữ vào bên trong thì hãy hướng dẫn bé tức giận đúng cách. Hãy dạy con cách thể hiện thự giận dỗi của mình bằng lời nói. Ví dụ như con bạn tức giận mách rằng "Bố mẹ ơi, bạn ý giật đồ chơi của con", bạn có thể nói: "Hãy nói với bạn rằng đó là đồ chơi của con, con muốn lấy lại. Nếu bạn không nghe, con hãy nói lại việc đó với bố mẹ bạn ấy". Sự hướng dẫn tỉ mỉ này sẽ tránh cho trẻ đánh bạn để đòi đồ chơi hoặc trút giận bằng cách ném những đồ vật khác.

Xem thêm:

Đừng để con cái ngày càng xa cách bố mẹ vì sự thiên vị

5 Điều ảnh hưởng đến trẻ nếu ba mẹ "dạy con bằng roi"

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.