Bé gái bị bỏng một bên lưỡi vì ăn kẹo chua
Bé gái bị bỏng một bên lưỡi vì ăn kẹo chua

Bé gái Willow Wright - 4 tuổi ở Melbourne (Úc) cho biết lưỡi em như bị lột ra sau khi ăn khoảng 10 viên kẹo chua Warheads. Nhân lúc mẹ em là chị Kirsty, đang bận công việc ở tầng trên, thì bé  Willow Wright đã tìm thấy "kho" kẹo chua của anh trai và ăn vụng chúng.

Có thể bạn quan tâm:

Có nên ăn bánh mì chấm sữa không?

> 3 Bài tập giúp F0 giảm triệu chứng khó thở

Sau đó Willow chạy lên tầng, hét lên với mẹ rằng lưỡi của mình rất đau, cảm giác như thể da lưỡi bị bong ra vậy. Sau quá trình kiểm tra, chị Kirsty mẹ bé gái cho biết lưỡi của con gái chị xuất hiện một vết lõm, vùng da ở đó cũng bị bong tróc.

"Tôi đã bật khóc vì thực sự lo lắng, tôi chưa bao giờ thấy điều này trước đây." - Kirsty nói.

Sau đó  Kiristy đã gọi cho bác sĩ nhưng bác sĩ cho rằng ông không thể làm gì được ngoài việc khuyên chị nên dùng thuốc giảm đau và đá. Vết bỏng này sẽ lành trong vài ngày.

"Ông ấy nói rằng chúng tôi rất may mắn vì lưỡi là nơi có thể lành nhanh nhất trên toàn bộ cơ thể." - Kirsty cho biết.

Nguồn ảnh: Lostbird.vn

Tại sao ăn keo chua lại có thể bị bỏng lưỡi? 

Theo Jonathan Teoh của Hiệp hội nha khoa Úc cho biết trong kẹo chua có chứa hàm lượng acid cao. "Đặc biệt, kẹo chua Warheads có thể rất nguy hiểm. Những sản phẩm có chứa độ acid hoặc độ pH có thể gây bỏng hóa chất cho má và lưỡi." - Ông nói.

Ảnh: 9 News

Ngoài ra, Jonathan Teoh cũng chia sẻ thêm trong quá trình làm việc ông cũng đã chứng kiến nhiều chấn thương tương tự, tổn thương răng nướu do kẹo chua gây ra là trường hợp thường gặp. Kẹo chua Warheads có độ pH tương tự như hydrochloric acid, thậm chí còn mạnh hơn cả nước chanh và Coca Cola.

Nguồn ảnh: Lostbird.vn

Trên bao bì kẹo có cảnh báo rằng đối tượng sử dụng sản phẩm chỉ nên dành cho trẻ 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn các nha sĩ nói rằng nên tránh hoàn toàn các loại kẹo chua bởi lớp phủ có tính acid. 

Qua câu chuyện trên, hy vọng các mẹ sẽ rút ra được kinh nghiệm khi chăm sóc bé. Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều kẹo chua vì vừa không tốt cho sức khỏe cũng như có thể làm tổn thương đến răng nướu của con. Thâm chí nặng hơn có thể dẫn đến những hệ lụy khôn lường. 

Do đó mẹ hãy hết sức cẩn thận mẹ nhé, nhất là trong việc lựa chọn các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt cho trẻ.

Nguồn: lostbird.vn

Xem thêm:

Học cách làm kẹo siro trị ho “thách thức” mọi thời tiết từ nguyên liệu đơn giản

Mẹ nhỏ sữa vào mắt: Bé sơ sinh nhập viện sau 4 ngày

Bài viết liên quan
Ép con ngủ trưa suốt 1 năm và cái kết người mẹ bị bác sĩ mắng
Ép con ngủ trưa suốt 1 năm và cái kết người mẹ bị bác sĩ mắng
Nhiều phụ huynh thường cho rằng, ép trẻ ngủ trưa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ. Nhưng không, việc ép con ngủ trưa không mang lại nhiều lợi ích mà ngược lại còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. 
5 Tư thế ngủ của trẻ chứng tỏ con có IQ vượt trội
5 Tư thế ngủ của trẻ chứng tỏ con có IQ vượt trội
Bài viết này sẽ giúp mẹ có thêm thông tin về những tư thế ngủ của trẻ. Để xem, những tư thế ngủ này có gì thú vị nhé.
Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh này do virus quai bị (Mumps Virus thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra và là một trong bệnh thường gặp ở trẻ. ở lứa tuổi học đường, do virus gây ra.
[Infographic] - 8 Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì với bài tập đơn giản
[Infographic] - 8 Cách làm mũi cao ở tuổi dậy thì với bài tập đơn giản
Để giúp con có một chiếc mũi cao, giúp gương mặt thêm ưa nhìn hãy mách bé thử ngay 8 bài tập đơn giản dưới đây nhé. 
[Infographic] - Thận trọng với 4 mùi hương nguy hiểm khi chăm sóc trẻ
[Infographic] - Thận trọng với 4 mùi hương nguy hiểm khi chăm sóc trẻ
Có những mùi hương tưởng chừng như vô hại nhưng nếu hít quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất đối với trẻ nhỏ.  Cùng tham khảo 4 mùi hương ảnh hưởng đến bé trong bài viết này nhé!
[Infographic]- Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu mẹ đã biết chưa?
[Infographic]- Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu mẹ đã biết chưa?
Trong những năm tháng đầu đời, bé cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu để đảm bảo phát triển khỏe mạnh. Vậy liệu rằng mẹ nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lẩu? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này nhé