Trẻ em là F0, F1: Người thân có được theo chăm sóc không?
Trẻ em là F0, F1: Người thân có được theo chăm sóc không?

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, có rất nhiều F0, F1 là trẻ em. Vậy nếu trẻ em phải vô khu cách ly hoặc vô bệnh viện điều trị COVID-19 thì ba mẹ, người thân có được theo để chăm sóc cho bé không?

Có thể bạn quan tâm:

Tâm sự: Trong bệnh viện dã chiến

Hiện nay, Bệnh viện Nhi đồng thành phố và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã được Sở Y tế TP.HCM phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận bệnh nhi mắc Covid-19.

Theo ThS.BS Phạm Thái Sơn - phó khoa nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết bệnh viện đang điều trị cho khoảng 80 trẻ mắc Covid-19. Vì càng ngày số lượng càng đông nên nhân viên y tế không thể nào chăm sóc nhiều trẻ cùng lúc được.

Trẻ em là F0, F1: Người thân có được theo chăm sóc không?Ảnh: Internet

Vậy trẻ mắc Covid-19 có được người thân chăm sóc không?

Việc một bé nhỏ là F0, F1 là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, nếu cả người thân và trẻ đều mắc Covid-19 thì sẽ điều trị chung. 

Trong trường hợp người thân chuyển nặng sẽ được chuyển lên bệnh viện điều trị Covid-19 tuyến trên và bé được được chăm sóc bởi một người thân khác do gia đình bố trí.

Trường hợp trẻ mắc Covid-19 nhưng người thân không mắc thì bé vẫn được 1 người thân chăm sóc. Lúc này bệnh viện sẽ tư vấn các nguy cơ lây nhiễm, hướng dẫn người nhà các biện pháp phòng chống dịch bệnh, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, các nguy cơ phơi nhiễm Covid-19 và viết giấy cam kết trước khi vào chăm sóc trẻ.

Trẻ em là F0, F1: Người thân có được theo chăm sóc không?Ảnh: Internet

Ngoài ra, theo quy định của Sở Y tế, các bé ở khu cách ly tập trung có bệnh lý cần nhập viện điều trị, các bệnh nhi sẽ được khu cách ly chuyển lên các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn.

Đối với trẻ em lớn hơn có thể tự lập thì cách ly một mình. Nhưng trường hợp cần người nhà theo cùng, bệnh viện phải tư vấn các nguy cơ lây nhiễm, hướng dẫn người nhà các biện pháp phòng chống dịch bệnh, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân...

Tất cả nội dung tư vấn phải được người nhà chấp thuận và thể hiện bằng văn bản. Người nhà phải được thực hiện xét nghiệm RT-PCR trước khi vào khu cách ly chăm sóc bé.

(Theo tuoitre.vn)

Xem thêm:

Tiêm vắc xin nCoV: Đối tượng nào nên "hoãn tiêm" và "không được tiêm"?

 Mẹ đơn thân qua đời do mắc Covid19 bỏ lại con thơ 6 tuổi

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.