Tâm sự: Trong bệnh viện dã chiến
Tâm sự: Trong bệnh viện dã chiến

Nhìn đoàn xe với gần 30 chiếc chở bệnh nhân nhập viện mà tôi cảm thấy như mình đang đi đánh giặc. Nhưng giặc này thật sự nguy hiểm hơn rất nhiều so với những gì mà mình nhìn thấy bằng mắt thường. 

Có thể bạn quan tâm:

Tiêm vắc xin nCoV: Đối tượng nào nên "hoãn tiêm" và "không được tiêm"?

Mẹ đơn thân qua đời do mắc Covid19 bỏ lại con thơ 6 tuổi

“Giặc” này lây lan và tấn công rất nhanh. Nhưng giặc này nguy hiểm hơn nhiều so với những gì mình thấy bằng mắt thường. Nó lây lan và tấn công rất nhanh. Bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19 số 2 của chúng tôi cứ một, hai phút lại có điện thoại hỏi "còn chỗ không?".

Ba ngày đầu hoạt động, bệnh viện đón 600 bệnh nhân F0, đến ngày thứ tư là 1.200 và chưa đầy một tuần số bệnh nhân đã là 2.480 trên tổng số 2.500 giường bệnh. Đây là lần đầu tiên tôi đối diện với số lượng bệnh nhân khổng lồ và tăng nhanh như vậy.

Trong bệnh viện dã chiếnẢnh: Internet

Có những lúc, từ cổng bệnh viện đến bên trong từng dãy phòng như bị ùn tắc giao thông. Khu nhà tái định cư cũ được dùng làm bệnh viện dã chiến, nên có lúc phải dừng nhận bệnh tạm thời để sửa chữa phòng ốc, trang thiết bị.

Đầu tuần trước, chúng tôi gần như làm việc xuyên đêm để thu xếp cho hàng nghìn bệnh nhân chỗ ăn, chỗ ở cùng lúc. Bệnh viện đặt suất ăn cho bệnh nhân và nhân viên từ bên ngoài, nhưng do giãn cách, họ không kịp giao cơm. Bữa ăn thường đến trễ 2-3 tiếng, khoảng 9, 10 giờ sáng mới ăn sáng. Các bác sĩ tới 9, 10 giờ tối mới ăn tối. Một ngày trước, thời gian ăn đã được cải thiện, chỉ còn chậm một tiếng. Bệnh viện cũng nhận được nhiều thức ăn do bên ngoài ủng hộ nên đỡ hơn.

Trong bệnh viện dã chiến(Ảnh: Internet)

Bệnh viện thu dung có nhiệm vụ thu nhận ca bệnh, theo dõi để phát hiện sớm bệnh nhân nặng, chuyển lên tuyến trên. Một ngày của tôi bắt đầu từ 6 giờ sáng, đi một vòng các phòng bệnh, phát hiện bệnh nhân nặng, khảo sát ba lượt như vậy trong ngày.

Từ 6 giờ sáng tới khuya, điện thoại tôi liên tục reo vì các ca nhận bệnh, chuyển viện, trả lời các nơi, tư vấn các thắc mắc của bệnh nhân và người thân, xử lý các công việc trong bệnh viện. Giấc ngủ thường bắt đầu vào 2-3 giờ sáng, mỗi người có một ghế bố và một cái chăn. "Dã chiến" là vậy. Được ngủ trên ghế bố cũng là may mắn lắm, vì còn nhiều thứ quan trọng hơn như khẩu trang y tế, trang phục phòng hộ đang thiếu. Y bác sĩ chỉ cần đảm bảo điều kiện sống cơ bản là tốt rồi.

Trong bệnh viện dã chiếnẢnh minh họa (Internet)

Nhân viên y tế ở bệnh viện dã chiến được tập hợp từ nhiều tỉnh, thành. Gia đình tôi ở Bến Tre, vài ngày tôi lại có vài phút gọi điện về nhà. Chỉ cần nghe được giọng nói của người thân là vui rồi.

Tôi đã tham gia công tác chống dịch hai mùa. Đợt dịch trước, tôi làm việc hai tháng ở bệnh viện dã chiến Củ Chi. Lần đó, chúng tôi cũng rất bận rộn, nhưng áp lực không cam go, dữ dội như lần này. Chúng tôi chỉ biết giải quyết và giải quyết công việc, nhanh lẹ nhất để bệnh nhân có chỗ nghỉ ngơi, ăn uống, điều trị. Ai cũng phải tự thân vận động tối đa. Nhiều người muốn kiệt sức.

Mới đây, bệnh viện được bổ sung nhân lực. Với 45 bác sĩ, hơn 60 điều dưỡng, hơn 70 hộ lý, chúng tôi đã có thể chia ca xử lý công việc, dù vậy vẫn không tránh khỏi quá tải. Cũng may, bệnh nhân Covid ở đây đa số là nhẹ và không triệu chứng nên còn ứng phó được. Nếu bệnh nhân nặng tăng lên, tình hình sắp tới chưa biết ra sao.

Nhiều bệnh viện dã chiến đang được mở thêm. Nhưng các bệnh viện lại đối diện bài toán thiếu nhân viên y tế, trang thiết bị, đồ phòng hộ... Dù đã làm hết sức, chúng tôi hiểu rằng, những ngày khốc liệt nhất vẫn ở phía trước.

(BS.Võ Tri Bảo Hưng - Nguồn VnExpress)

Xem thêm:

Bộ Y tế khuyến cáo về dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong dịch COVID-19
 

Bài viết liên quan
Làm mẹ - Những khó khăn vô hình mà ít ai nhận thấy
Làm mẹ - Những khó khăn vô hình mà ít ai nhận thấy
Làm mẹ là một trong những “Công việc khó khăn nhất trên thế giới”. Làm mẹ với những nỗi sợ, nếu không trải qua sẽ không thể hiểu được.
Làm gì khi phát hiện bạn đời không chung thủy?
Làm gì khi phát hiện bạn đời không chung thủy?
Trong cuộc sống này không có ai là hoàn hảo, cũng như không phải cuộc hôn nhân nào cũng là màu hồng. Nếu chẳng may phát hiện ra rằng người cùng chăn gối với mình hằng đêm không còn chung thủy với mình nữa, thì chúng ta nên làm gì? 
Bố mất được một tuần, mẹ vợ đã đến nhà và đưa ra đề nghị bất ngờ
Bố mất được một tuần, mẹ vợ đã đến nhà và đưa ra đề nghị bất ngờ
Tôi có dự định đói mẹ lên ở cùng vợ chồng tôi, sau khi bố mất. Nhưng chưa kịp mở lời thì mẹ vợ đã đưa ra đề nghị bất ngờ.
Mẹ bỉm sữa kiếm tiền tại nhà đơn giản với 5 cách này!
Mẹ bỉm sữa kiếm tiền tại nhà đơn giản với 5 cách này!
Xã hội hiện đại, phụ nữ độc lập tài chính là xu hướng hiện nay. Mẹ có thể vừa chăm sóc con cái, vừa có thêm thu nhập với những cách kiểm tiền dành cho mẹ bỉm sữa sau đây. Tham khảo ngay bài viết này nhé. 
Vợ hy sinh 17 năm hôn nhân quyết để chồng phản bội phải "ôm hận"
Vợ hy sinh 17 năm hôn nhân quyết để chồng phản bội phải "ôm hận"
Phụ nữ bản lĩnh thường sẽ dùng sự ôn nhu, bình thản để giải quyết sóng gió. Có những cuộc chia ly mà người trong cuộc ai cũng phải tiếc nuối. Đặc biệt là cuộc đổ vỡ của những cặp vợ chồng đã cùng chung sống với nhau qua nửa đời người. 
Bé gái 8 tuổi với hình hài "chim cánh cụt" đầy nghị lực với ước mơ làm bác sĩ
Bé gái 8 tuổi với hình hài "chim cánh cụt" đầy nghị lực với ước mơ làm bác sĩ
Trần Thị Hiếu Thảo - Bé gái 8 tuổi ở Sóc Trăng, dù cơ thể không lành lặn, không được như những bạn bè cùng trang lứa nhưng em vẫn rất nghị lực. Ước mơ bình dị của em là có thể tự đi trên chính đôi chân của mình và mơ ước làm bác sĩ.