Mang thai sau tuổi 40 và những điều mẹ cần biết
Mang thai sau tuổi 40 và những điều mẹ cần biết

Nhiều chị em phụ nữ sợ rằng, sau 40 tuổi mình không thể mang thai, tuy nhiên, phụ nữ ở tuổi này vẫn có thể mang thai bình thường, nhưng khả năng sẽ thấp đi. Vậy mang thai sau tuổi 40 có những lợi ích và hạn chế gì? Cùng tham khảo với Góc Làm Mẹ trong bài viết này nhé. 

Cơ hội mang thai sau 40 tuổi là bao nhiêu?

Theo CDC - Hoa Kỳ, phụ nữ trên 40 tuổi có khoảng 5% cơ hội mang thai trong bất kỳ chu kỳ rụng trứng nào. Ở tuổi 40, cơ hội mang thai trong vòng một năm của bạn là khoảng 40 - 50%. Trong khi đó, phụ nữ ở độ tuổi giữa 30 là 75% cơ hội.

Khi bạn đến tuổi dậy thì, bạn có từ 300.000 đến 500.000 trứng, mất khoảng 13.000 trứng mỗi năm. Theo thời gian, số lượng trứng giảm đều, đến tuổi 37 bạn chỉ còn khoảng 25.000 trứng - đồng thời là lúc khả năng sinh sản giảm sút đáng kể. Đến tuổi 43, nguồn trứng của bạn gần hết. Vậy nên cơ hội mang thai sau tuổi 40 là rất thấp.

Mang thai sau tuổi 40 và những điều mẹ cần biết

Cơ hội mang thai sau 40 tuổi là bao nhiêu? (Ảnh: Internet)

Lợi ích của việc mang thai sau 40 tuổi là gì?

  • Kinh nghiệm: Phụ nữ ở tuổi này thường có trí tuệ và kinh nghiệm sống nhiều hơn, điều này có thể giúp bạn chuẩn bị tinh thần cho việc chăm sóc con cái. có những quyết định nuôi dạy con sáng suốt hơn. Theo CDC, các bà mẹ từ trên 30 tuổi cũng có xu hướng nuôi con bằng sữa mẹ. 

  • Tài chính ổn định:Ở tuổi này, mẹ bỉm thường có tài chính và tài sản ổn định, điều này có thể cung cấp điều kiện tốt hơn cho việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái.

  • Đủ trải nghiệm, cảm xúc: Khi phụ nữ đủ trưởng thành và tự tin, họ có thể đánh giá cao trải nghiệm mang thai và làm mẹ, điều này có thể dẫn đến một trải nghiệm mang thai tích cực và hạnh phúc.

Mang thai sau tuổi 40 và những điều mẹ cần biết

Lợi ích của việc mang thai sau 40 tuổi là gì? (Ảnh: Internet)

Những hạn chế khi mang thai sau tuổi 40

Mặc dù các biến chứng về thụ thai, mang thai, chuyển dạ và sinh nở có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng việc sinh con ở độ tuổi 40 trở lên có thể làm tăng nguy cơ mắc một số biến chứng không mong muốn.

Phụ nữ mang thai sau tuổi 40 có những hạn chế sau:

  • Thai kỳ khó khăn: Biến chứng khi mang thai là một vấn đề đáng quan ngại. Khi bạn ở độ tuổi 40, nguy cơ mắc các vấn đề như huyết áp cao và tiểu đường khi mang thai tăng cao, cũng như nguy cơ phát sinh các vấn đề nhau thai và biến chứng khi sinh càng lớn.

  • Nguy cơ sinh non cao: Phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ sinh con nhẹ cân hoặc sinh non cao. Ngoài ra, tỷ lệ thai chết lưu cũng tăng cao, bé sinh ra cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.

  • Chất lượng tinh trùng của người chồng bị ảnh hưởng: Mặc dù nam giới có khả năng sinh con ở độ tuổi 60 hoặc thậm chí 70, chất lượng của tinh trùng vẫn giảm đi theo tuổi tác. Tinh trùng của đàn ông lớn tuổi có tỷ lệ cao hơn về khiếm khuyết di truyền so với tinh trùng của nam giới ở độ tuổi trẻ. 

  • Áp lực tài chính: Ở tuổi 40, áp lực tài chính giảm bớt so với khi trẻ, nhưng vấn đề nảy sinh khi đến gần tuổi nghỉ hưu và sau đó. Nếu không đủ tiền tiết kiệm, việc nuôi con trở thành thách thức nghiêm trọng. 

Mang thai ở tuổi sau 40 cần lưu ý gì?

  • Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thử thai là quan trọng. Ở độ tuổi đầu 40, nếu không thụ thai sau 6 tháng quan hệ tình dục thường xuyên, hãy gặp bác sĩ chuyên khoa sinh sản ngay.

  • Nếu có các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt không đều, mất chu kỳ, hoặc vấn đề với buồng trứng và chất lượng tinh trùng, cũng nên đi kiểm tra y tế.

Nếu sau 40 tuổi bạn có kế hoạch mang thai thì hãy đến bệnh viện thăm khám thường xuyên, để quá trình mang thai thuận lợi hơn nhé.

Xem thêm:

> Phá thai 2 lần có mang thai lại được không?

> Suy buồng trứng sớm ở phụ nữ có nguy hiểm không?

Bài viết liên quan
Chậm kinh có nguy hiểm không?
Chậm kinh có nguy hiểm không?
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 28 đến 35 ngày. Nếu kinh nguyệt không xuất hiện sau 35 ngày, đó có thể được coi là chậm kinh.
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Sai lầm nếu bạn nhầm lẫn chậm kinh đồng nghĩa với việc mang thai. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai cùng Góc Làm Mẹ trong bài viết này!
Sản phụ khoa là gì? Khám sản phụ khoa gồm những gì?
Sản phụ khoa là gì? Khám sản phụ khoa gồm những gì?
Khám sản phụ khoa là khám gì? Những xét nghiệm cần làm khi khám sản phụ khoa và địa chỉ phòng khám sản phụ khoa uy tín, chất lượng với bác sĩ giỏi.
Danh sách phòng khám phụ khoa uy tín, bác sĩ giỏi
Danh sách phòng khám phụ khoa uy tín, bác sĩ giỏi
Tổng hợp những địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín, phòng khám phụ gần đây và phòng khám phụ khoa giá tốt, uy tín tại HCM mà mẹ có thể tham khảo.
Tổng hợp các cơ sở thăm khám sản phụ khoa uy tín tại TP. Hồ Chí Minh
Tổng hợp các cơ sở thăm khám sản phụ khoa uy tín tại TP. Hồ Chí Minh
Góc Làm Mẹ xin tổng hợp các cơ sở thăm khám sản phụ khoa uy tín tại TP. Hồ Chí Minh để các chị em có thể tham khảo.
Bố mẹ Quý Dậu 1993 sinh con Giáp Thìn 2024 sẽ như thế nào?
Bố mẹ Quý Dậu 1993 sinh con Giáp Thìn 2024 sẽ như thế nào?
Bé sinh năm Giáp Thìn là người sáng tạo, nhanh nhẹn, linh hoạt và thích thám hiểm. Bé thường có tư duy sắc bén và khả năng thích ứng tốt với những thay đổi.