Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trong cuộc hành trình của thai kỳ, mang thai tuần 38 được coi là giai đoạn gần nhất với việc kết thúc hành trình mang thai. Thai nhi đã phát triển đến mức đủ lớn để có thể sống ngoài tử cung nếu sinh non xảy ra. Để hiểu hơn về tuần thai này, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Trong tuần thai thứ 38, phần đầu của thai nhi thường đã lọt vào khung xương chậu của mẹ, gây ra cảm giác mắc tiểu thường xuyên. Do đó, bà bầu nên tránh sử dụng cafein và không giảm lượng nước uống để đảm bảo cung cấp đủ nước cho cả mẹ và thai nhi.
Khi tử cung mở rộng, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của thai kỳ, áp lực từ tử cung có thể ảnh hưởng đến các tĩnh mạch trong vùng chậu và tĩnh mạch trở về tim từ chân. Điều này có thể làm chậm quá trình lưu thông máu, gây ra sự tích tụ máu và ép chất lỏng từ các tĩnh mạch vào mô mềm ở bàn chân và mắt cá chân, từ đó dẫn đến việc mẹ bầu sẽ gặp tình trạng sưng mắt cá chân vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Sự chèn ép của thai nhi ở vùng bụng dưới có thể gây ra nhiều khó chịu cho bà bầu. Bên cạnh đó, cơn gò sinh lý xuất hiện ngày càng nhiều và nặng nề hơn, khiến cho mẹ bầu mang thai tuần cảm thấy đau bụng dưới.
Ảnh: internet
Khoảng 2/3 phụ nữ mang thai cho biết họ gặp vấn đề mất ngủ vào cuối thai kỳ. Mất ngủ thường không gây ra vấn đề nghiêm trọng trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu việc thiếu ngủ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của bạn.
Khi mẹ mang thai đến tuần 38 của thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể thấy dịch âm đạo màu hồng hoặc nâu do các mạch máu trong cổ tử cung bị vỡ trong quá trình chuẩn bị cho quá trình sinh. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy em bé sắp chào đời.
Ngoài ra, ở nhiều mẹ bầu còn gặp tình trạng như: tiêu chảy, phù chân, ngứa bụng, ợ nóng, mất ngủ,...
Ở tuần thai kỳ thứ 38, chu vi của đầu thai nhi đã bằng với vòng bụng của mẹ. Thai nhi thường có trọng lượng khoảng 3kg và chiều dài khoảng 49.3cm, tương đương với một quả dưa hấu nhỏ.
Ảnh: babycenter
Các điểm phát triển cụ thể của thai nhi ở tuần 38 bao gồm:
Mọc móng chân: Móng chân của bé bắt đầu mọc ra và đạt độ dài tương ứng.
Rụng lớp lông tơ: Lớp lông tơ mềm mượt trên cơ thể bé đang rụng dần để chuẩn bị cho việc sinh ra.
Sẵn sàng để cất tiếng khóc: Phổi của thai nhi đã phát triển và các dây thanh âm đã được tăng cường, giúp bé sẵn sàng cất tiếng khóc khi chào đời và giao tiếp thông qua những tiếng la khóc.
Phản xạ cầm nắm: Bé thường thực hiện các hành động như nắm và mút tay thường xuyên hơn, rèn luyện cho việc nắm lấy tay mẹ và ngậm mút bầu sữa sau khi sinh.
Màu mắt: Tròng mắt của thai nhi có sắc tố không ổn định, có thể thay đổi sau khi tiếp xúc với ánh sáng bên ngoài.
Nhu động ruột: Thai nhi bắt đầu nuốt nước ối, bao gồm lông măng rụng, chất sáp bã nhờn, tế bào da chết và các chất thải từ ruột và mật.
Não và hệ thần kinh: Não của thai nhi đang phát triển ngày một phức tạp, tạo ra các rãnh sâu và tăng diện tích bề mặt cho các tế bào thần kinh. Bộ não bắt đầu kiểm soát các chức năng của cơ thể, từ hô hấp đến điều chỉnh nhịp tim.
Mang thai tuần 38, mẹ cần chú ý đến sự phát triển của bé để có cách chăm sóc cơ thể và sức khỏe của mình tốt hơn, nhằm đảm bảo bé sự an toàn tuyệt đối cho thai nhi nhé.
Xem thêm:
> Mang thai tuần 37: Sự phát triển của thai nhi như thế nào?