Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Ở giai đoạn này của thai kỳ, mỗi tuần đều mang lại những sự phát triển đặc biệt cho thai nhi, và tuần 33 không phải là ngoại lệ. Điều này khiến cho việc hiểu biết về sự phát triển của bé trở nên đặc biệt quan trọng đối với các bậc cha mẹ. Hãy cùng nhau tìm hiểu về những thay đổi đáng kể khi mang thai tuần 33 với Góc Làm Mẹ trong bài viết này nhé.
Trong tuần thứ 33 của thai kỳ, bé thường có trọng lượng khoảng từ 1,8 - 2kg và chiều dài khoảng từ 38-43 cm. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ có sự phát triển và tăng trưởng khác nhau trong thời gian này. Vì vậy, nếu cân nặng và chiều dài của bé hơi khác so với các số liệu trên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng.
Ảnh: Internet
Mang thai tuần 33, các tuyến thượng thận của bé hoạt động với tốc độ tối đa để tiết ra hàm lượng lớn hormone dehydroepiandrosterone (DHEA). DHEA sau đó được chuyển qua gan và nhau thai, một phần được chuyển hóa thành estrogen. Estrogen này đặc biệt quan trọng để sản xuất sữa mẹ.
Bên cạnh đó, các cơ quan khác của bé vẫn hoạt động bình thường, riêng hệ tiêu hóa và phối thì cần thêm vài tuần nữa để có thể hoàn thiện. Khi mang thai đến tháng thứ 8, phổi của thai nhi sẽ được cung cấp đầy đủ chất surfactant để bé có thể thở ngoài trời mà không cần đến sự hỗ trợ hô hấp.
Trong tuần thai 33 này, hệ xương của bé tiếp tục phát triển và trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên, hộp sọ vẫn giữ độ mềm mại và linh hoạt vì lúc này não bé cần được nén nhẹ để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh ra ngoài.
Giãn tĩnh mạch: Ở tuần thai 33, mẹ sẽ gặp triệu chứng giãn tĩnh mạch nhưng đừng quá lo lắng, triệu chứng này sẽ mất sau khi sinh con.
Đau dây chằng: Đau dây chằng tròn có thể xảy ra khi thay đổi vị trí hoặc thức dậy đột ngột. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì mẹ không cần quá lo sợ nhé, vì đây là biểu hiện bình thường mang thai tuần 33.
Móng tay thay đổi: Hormone thai kỳ có thể làm móng mọc nhanh hơn và giòn hơn. Bổ sung biotin và viên nang gelatin trong chế độ ăn uống.
Ở nhiều trường hợp, mẹ bầu tuần thai 33 còn gặp triệu chứng khó thở. Để cải thiện tình trạng này, mẹ nên giữ tư thế thẳng để cải thiện cung cấp oxy cho phổi.
Chuyển dạ giả: Những cơn co thắt thường gặp ở những mẹ đã trải qua thai kỳ trước đó. Thậm chí, việc thay đổi tư thế cũng có thể làm cho chúng giảm đi, ngay cả ở cường độ cao nhất.
Ảnh: Internet
Mang thai tuần 33, mẹ nên bổ sung canxi. Canxi quan trọng cho mẹ và bé, có thể nhận từ sữa bầu hoặc các thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua.
Hấp thụ chất xơ và vitamin C từ rau củ và trái cây giúp cải thiện da và giảm táo bón.
Bổ sung axit béo omega-3 (DHA) giúp ngăn ngừa trầm cảm sau sinh và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Nguồn DHA phong phú có trong dầu cá, cá lóc, cá hồi, tôm, trứng và tảo,... Cần tránh ăn các loại cá có chứa độc tố, như cá ngừ, cá mập, và cá kiếm.
Tập thể dục nhẹ giúp mẹ mềm dẻo và tăng cường sức khỏe, hỗ trợ quá trình sinh nở và phục hồi sau sinh.
Hy vọng những chia sẻ về mang thai tuần 33 sẽ giúp mẹ có thêm thông tin để có thể chăm sóc mình và bé tốt hơn. Đừng quên theo dõi Góc Làm Mẹ để có cập nhiều thông tin hữu ích về mẹ và bé.
Xem thêm: