Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Tuần thứ 32 đánh dấu bước chuyển mình quan trọng trước khi bước vào giai đoạn cuối cùng của quãng thời gian đầy kỳ vọng này. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của thai nhi, những biến đổi trong cơ thể của mẹ bầu trong bài viết này nhé.
Khi mang thai tuần 32, cơ thể của thai nhi đã gần như hoàn thiện và phát triển đầy đủ, trừ phổi chỉ còn cần thêm khoảng 34 tuần nữa để phát triển hoàn thiện. Các cơ quan và bộ phận trong cơ thể đều đang hoàn thiện, bao gồm cả tay, chân và toàn bộ cơ thể và chúng sẽ tiếp tục phát triển phù hợp với vòng đầu.
Ảnh: Internet
Trọng lượng lý tưởng của thai tuần 32 khoảng 1.755 kg, và chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân là khoảng 43 cm. Trong thời kỳ này, không gian tử cung trở nên hẹp hơn, thai nhi có thể ít "hoạt động" hơn trước, nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được những chuyển động nhẹ nhàng của cơ thể thai nhi.
Thai nhi 32 tuần tuổi đã phát triển khả năng nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Nếu có ánh sáng mạnh đi qua bụng của mẹ, bé có thể tự tránh ánh sáng bằng cách nhắm mắt lại và đồng tử điều chỉnh để giảm thiểu ánh sáng xâm nhập vào mắt.
Mang thai tuần 32, thai nhi phát triển lớn hơn và sự chiếm không gian trong tử cung làm cho bụng của mẹ to lên đáng kể, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và di chuyển của mẹ.
Mẹ bầu ở tuần thứ 32, dáng đi của mẹ bầu sẽ có sự thay đổi và gặp khó khăn khi ngủ hoặc ngồi. Thêm vào đó, mẹ bầu thường bị tê ở các ngón tay, cổ tay và có thể tê ở bàn tay hoặc chân, cũng như ở nhiều vị trí khác. Núm vú cũng trở nên to hơn và có màu sẫm hơn vào thời điểm này. Sự lớn mạnh của thai nhi cũng đặt áp lực lên dạ dày, gây ra cảm giác khó thở khi cơ hoành và phổi bị ép.
Mẹ bầu có thể trải qua tình trạng thiếu máu và thiếu dinh dưỡng do cơ thể cần phải đáp ứng nhu cầu lớn hơn của thai nhi.
Tuần thai thứ 31, mẹ sẽ gặp triệu chứng ra nhiều dịch âm đạo. Vì vậy việc giữ vệ sinh bộ phận sinh dục là rất quan trọng. Nếu có mùi hoặc ngứa, việc gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị viêm âm đạo là cần thiết để tránh nguy cơ sinh non.
Ảnh: Internet
Mẹ bầu thường cảm thấy hồi hộp khi mang thai tuần 32, cảm giác mong chờ và lo lắng nhiều hơn. Đặc biệt, nếu là lần đầu làm mẹ, sẽ có nhiều thay đổi trong cuộc sống. Vì vậy, hãy chuẩn bị tâm lý và học cách chăm sóc em bé sắp chào đời một cách tốt nhất có thể.
Đôi khi, mẹ bầu thường nhìn vào lịch và đếm ngược ngày đón bé chào đời.
Thỉnh thoảng, mẹ bầu tự hỏi rằng mình và bạn đời biết phải làm sao, nếu như bé con của mình có gì đó không ổn sau khi chào đời.
Trên đây là những thông tin cần biết khi mang thai tuần 32 mà mẹ bầu cần biết. Đặc biệt, ở tuần thai này, mẹ quan tâm đến dinh dưỡng và sức khỏe của bản thân nhiều hơn nhé.
Xem thêm: