Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2
Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2

Bước sang giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu lại phải thay đổi chế độ ăn uống của mình vì nhu cầu chất dinh dưỡng giờ đây đã đổi khác. Nên ăn gì, bổ sung chất gì để đảm bảo dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2? Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

Chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2

Tam cá nguyệt 2 hay còn gọi là 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn mang thai được tính từ tuần thứ 14 đến tuần 27. Giai đoạn này mẹ đã thoát khỏi tình trạng nôn nghén, mệt mỏi và dần quay về với nhịp sống bình thường. Mẹ bầu cũng sẽ thấy thèm ăn hơn nên rất dễ ăn uống quá đà và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, việc xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai hợp lý là điều hết sức quan trọng, không chỉ đảm bảo cho thai nhi có đủ dưỡng chất phát triển toàn diện mà còn đảm bảo cho mẹ bầu nhà mình luôn khỏe mạnh, vui tươi.

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2

Ảnh: Internet

Cân đối các chất dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai trước khi nạp vào cơ thể

Để đảm bảo dinh dưỡng cho trong tam cá nguyệt 2 thì điều đầu tiên các mẹ phải cân đối các chất mà mình nạp vào cơ thể hằng ngày. Các mẹ phải đảm bảo nạp từ 2300 - 2500 calo mỗi ngày và tăng đều đặn từ 2 - 2,5 kg mỗi tháng để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ. Một số mẹ bầu lầm tưởng với quan niệm rằng khi mang thai là phải ăn cùng lúc cho hai người nên chỉ chú tâm vào việc ăn thật nhiều chứ không cân đối được các chất nạp vào cơ thể. Điều này chỉ làm cho mẹ tăng cân nhiều hơn, chất dinh dưỡng không vào thai nhi và gây khó khăn cho quá trình sinh con sau này. 

Bổ sung chất sắt

Trong giai đoạn thai kỳ nào cũng vậy, việc bổ sung chất sắt là hết sức quan trọng. Mẹ bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa sắt như thịt bò, rau lá có màu xanh đậm, đậu phụ, bí xanh, bí đỏ,... sẽ giúp giảm thiểu mệt mỏi, tăng cường dưỡng chất cho thai nhi. Nhờ vậy mà thai nhi luôn được phát triển an toàn và khỏe mạnh. Mẹ bầu cũng hạn chế được tình trạng sảy thai, sinh non hoặc con sinh ra nhẹ cân do bị thiếu sắt trong thai kỳ.

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2

Ảnh: Internet

Bổ sung chất đạm

Bổ sung chất đạm rất quan trọng khi cung cấp dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho mẹ bầu. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của mình những loại thực phẩm giàu đạm như thịt nạc, trứng cá, các loại hạt, đậu,... để đảm bảo cung cấp cho cơ thể từ 75-100g đạm mỗi ngày. Việc bổ sung đầy đủ chất đạm sẽ giúp cho não và mô của thai nhi phát triển và cũng rất tốt cho sự phát triển của tử cung và vú của mẹ.

Bổ sung canxi

Mẹ bầu cần phải bổ sung canxi trong tam cá nguyệt 2 để kích thích hệ thần kinh và hệ tuần hoàn của trẻ phát triển. Thực đơn dinh dưỡng của mẹ trong 3 tháng giữa nên có thêm các sản phẩm từ sữa hoặc trứng, bông cải xanh, nước trái cây, đậu,... Lượng canxi được cung cấp đầy đủ sẽ giúp bé phát triển suôn sẻ về xương và răng nữa đó nha.

Bổ sung vitamin

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2 không thể thiếu vitamin B hay còn gọi là axit folic. Dưỡng chất này có vai trò ngăn ngừa tình trạng chuyển dạ sớm ở mẹ, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim bệnh sinh ở thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn thêm nhiều cá hồi, cá ngừ, phô mai hoặc uống thêm vitamin tổng hợp để bổ sung thêm vitamin D trong giai đoạn tam cá nguyệt 2.

Dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2

Ảnh: Internet

Bổ sung Axit béo Omega-3

Axit béo Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ, dầu cá, hạt lanh, hạt chia,... Bổ sung dưỡng chất này trong thai kỳ là rất cần thiết để hỗ trợ cho tim, não, mắt, hệ miễn dịch và hệ thần kinh trung ương. Bổ sung đủ lượng axit béo cần thiết còn giúp làm giảm nguy cơ sinh non, trầm cảm sau sinh hay tiền sản giật,...

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng trong tam cá nguyệt 2

Trong tam cá nguyệt 2, mẹ bầu phải bổ sung uống thêm nhiều nước mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Tuyệt đối tránh xa những thức uống chứa cồn, cafein hay nước có ga. Các loại thực phẩm tươi sống hoặc chưa được tiệt trùng cũng không nên sử dụng để hạn chế mắc phải các loại vi trùng, virus gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu.

Các mẹ cũng cần phải kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể để tránh mắc phải nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Đừng quên ăn uống và tăng cân một cách thật khoa học, tránh để bản thân bị đói hoặc bỏ bữa. Hy vọng qua những chia sẻ của Góc Làm Mẹ trong bài viết trên sẽ giúp cho mẹ bầu nhà mình hiểu rõ hơn về dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai cho bà bầu tam cá nguyệt 2. Chúc các mẹ bầu nhà mình có một thai kỳ thật suôn sẻ và khỏe mạnh.

Xem thêm:

Mang thai tuần 18: Thai nhi phát triển như thế nào?

Mang thai tuần 14: Những điều cần biết về sự phát triển của thai nhi

Bài viết liên quan
Mang thai tuần 23  mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 23  mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 23 với nhiều thay đổi về cơ thể của mẹ và sự phát triển vượt trội của thai. Điều mẹ cần làm là hãy chú ý sức khỏe, dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thoải mái nhé.
Những thay đổi của mẹ bầu mang thai tuần 22 và thai nhi
Những thay đổi của mẹ bầu mang thai tuần 22 và thai nhi
Khi mẹ mang thai tuần 22 kích thước của thai nhi đã đạt khoảng 29 cm và cân nặng khoảng 476 gram. Dáng vẻ của thai nhi giống như một đứa trẻ vừa mới sinh, nhưng nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Mang thai tuần 21: Sự thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé
Mang thai tuần 21: Sự thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé
Khi mẹ mang thai đến tuần 21 sẽ cảm nhận được những cú đá của bé rõ rệt hơn. Trong tuần thai này, sự phát triển của bé mạnh mẽ về hệ thần kinh và các giác quan.
Mang thai tuần 20 và sự phát triển của thai nhi trong tuần 20
Mang thai tuần 20 và sự phát triển của thai nhi trong tuần 20
Mang thai tuần 20 cơ thể mẹ trải qua những thay đổi rõ rệt, mẹ sẽ thường cảm thấy đau lưng, kích thước bụng cũng lớn hơn. Sự phát triển của thai nhi trở nên phong phú và rõ nét hơn bao giờ hết ở tuần thai này.
Mang thai tuần 19 mẹ bầu có những thay đổi gì và bé phát triển ra sao?
Mang thai tuần 19 mẹ bầu có những thay đổi gì và bé phát triển ra sao?
Mang thai tuần 19 mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng như khó thở, chảy máu cam, đau bụng,...và thai nhi đã dần xuất hiện dấu vân tay- chân riêng biệt.
Mang thai tuần 15 và những điều mẹ cần biết
Mang thai tuần 15 và những điều mẹ cần biết
Mang thai tuần 15, những chuyển động của thai nhi có sự thay đổi và mẹ bầu sẽ kèm theo những triệu chứng như nghẹt mũi, tâng cân, ợ nóng, sưng nướu.