Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 17
Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 17

Bước sang tuần đầu tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu và thai nhi đều có sự thay đổi rõ rệt. Mẹ bầu nên tìm hiểu và ghi nhớ những điều cần lưu ý khi mang thai tuần 17 là gì để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm lời câu trả lời cho vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!.

Sự phát triển thai nhi 17 tuần tuổi như thế nào?

Ở giai đoạn mang thai tuần 17, mẹ có thể hình dung các bé lúc này đã lớn bằng một củ cải trắng với chiều dài khoảng 20,4 cm và nặng 181 gram. Các cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng đã có sự phát triển rõ ràng.

  • Dây rốn: Trong thời điểm này, dây rốn của trẻ đã phát triển khỏe mạnh và trở nên dày dặn hơn. Đây là bộ phận quan trọng để lấy dưỡng chất từ cơ thể mẹ bầu nuôi dưỡng thai nhi. 

  • Làn da: Lớp mỡ dưới da đang trong quá trình hình thành và phát triển đến khi hết thai kỳ.

  • Xương: Cơ thể bé đang dần phát triển từ sụn mềm thành xương. Lúc này, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ canxi cần thiết cho trẻ để con yêu có thể phát triển thật tốt nha. 

  • Sự vận động của trẻ: Các bé vận động trong buồng ối, thường xuyên lăn, xoay, lật.

Ngoài ra, các hệ cơ quan gần như đã sẵn sàng hoạt động, máu đã được bơm đi trong hệ tuần hoàn, thận bắt đầu lọc máu và ngoại hình của con yêu cũng dần hoàn thiện khi thai nhi được 17 tuần tuổi.

Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 17

Ảnh: Internet

Sự thay đổi cơ thể mẹ bầu khi mang thai tuần 17

Không chỉ thai nhi, cơ thể mẹ bầu ở giai đoạn thai nhi được 17 tuần tuổi cũng có nhiều thay đổi. Những triệu chứng phổ biến trong tam cá nguyệt thứ hai bà bầu hay gặp là: 

  • Thường xuyên cảm thấy choáng váng, chóng mặt do nhịp tim của mẹ đập nhanh hơn, mạch máu lớn hơn.

  • Cảm thấy ngứa ở những vùng da bị căng ra nhiều nhất là vùng quanh bụng và ngực.

  • Cơ thể xuất hiện vết rạn. Mẹ bầu đừng quên thoa kem chống rạn để giảm ngứa và đừng quên kết hợp chế độ ăn uống khoa học để tăng cân điều độ, làm giảm tình trạng rạn da.

  • Đảm bảo uống nhiều nước để làm giảm bớt tình trạng táo bón thai kỳ.

Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 17

Ảnh: Internet

Những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tuần 17

Mang thai ở giai đoạn nào cũng vậy, mẹ bầu nên thực hiện việc thăm khám định kỳ theo đúng lời dặn của bác sĩ. Không chỉ kiểm tra được sự phát triển của thai nhi mà còn kiểm soát được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. Đồng thời thực hiện những bước xét nghiệm cần thiết, tiêm vắc xin theo yêu cầu. Kết hợp giữa lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng. Có như vậy cả mẹ và bé mới có thể phát triển toàn diện trong giai đoạn mang thai tuần 17.

Tất tần tật về sự phát triển của thai nhi khi mẹ mang thai tuần 17

Ảnh: Internet

Việc tập thể dục thường xuyên là rất hữu ích nhưng mẹ bầu phải lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng, cường độ vừa phải. Điều này sẽ giúp các mẹ duy trì sức khỏe và bổ sung năng lượng tích cực cho cơ thể. Mẹ bầu cũng đừng quên lưu ý đến vấn đề răng miệng, vệ sinh đúng cách để ngăn ngừa những tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi do các bệnh liên quan đến răng miệng trong quá trình mang thai gây ra. Các vấn đề như viêm lợi, chảy máu chân răng hay sâu răng cũng làm ảnh hưởng đến việc ăn uống của mẹ bầu đó nha.

Mẹ bầu không nên lơ là với những căn bệnh vùng kín do các loại vi khuẩn trong âm đạo làm viêm nhiễm. Một số trường hợp nặng sẽ dẫn đến các nguy cơ như viêm đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung hay thậm chí làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngoài ra, mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ trang phục rộng rãi được làm từ những chất liệu mềm, thoáng mát để tăng sự thoải mái cho cơ thể.

Mong rằng với những thông tin mà Góc Làm Mẹ chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu hiểu rõ được sự phát triển của thai nhi khi mang thai tuần 17. Mẹ cũng nên thường xuyên trò chuyện tâm sự với thai nhi trong bụng mỗi ngày hoặc cho bé nghe nhạc. Điều này sẽ hỗ trợ kích thích trí não của trẻ phát triển cũng như tạo sự kết nối giữa mẹ và bé nhiều hơn. Đừng quên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, hạn chế lo âu căng thẳng để tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho bé yêu ngay từ trong bụng mẹ.

Xem thêm:

Mang thai tuần 18: Thai nhi phát triển như thế nào?

Mẹ bầu đã biết mang thai tuần 16 thai nhi phát triển như thế nào chưa?

Bài viết liên quan
Mang thai tuần 23  mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 23  mẹ bầu cần lưu ý những gì?
Mang thai tuần 23 với nhiều thay đổi về cơ thể của mẹ và sự phát triển vượt trội của thai. Điều mẹ cần làm là hãy chú ý sức khỏe, dinh dưỡng và giữ cho tinh thần thoải mái nhé.
Những thay đổi của mẹ bầu mang thai tuần 22 và thai nhi
Những thay đổi của mẹ bầu mang thai tuần 22 và thai nhi
Khi mẹ mang thai tuần 22 kích thước của thai nhi đã đạt khoảng 29 cm và cân nặng khoảng 476 gram. Dáng vẻ của thai nhi giống như một đứa trẻ vừa mới sinh, nhưng nhỏ gọn hơn rất nhiều.
Mang thai tuần 21: Sự thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé
Mang thai tuần 21: Sự thay đổi của mẹ và sự phát triển của bé
Khi mẹ mang thai đến tuần 21 sẽ cảm nhận được những cú đá của bé rõ rệt hơn. Trong tuần thai này, sự phát triển của bé mạnh mẽ về hệ thần kinh và các giác quan.
Mang thai tuần 20 và sự phát triển của thai nhi trong tuần 20
Mang thai tuần 20 và sự phát triển của thai nhi trong tuần 20
Mang thai tuần 20 cơ thể mẹ trải qua những thay đổi rõ rệt, mẹ sẽ thường cảm thấy đau lưng, kích thước bụng cũng lớn hơn. Sự phát triển của thai nhi trở nên phong phú và rõ nét hơn bao giờ hết ở tuần thai này.
Mang thai tuần 19 mẹ bầu có những thay đổi gì và bé phát triển ra sao?
Mang thai tuần 19 mẹ bầu có những thay đổi gì và bé phát triển ra sao?
Mang thai tuần 19 mẹ bầu sẽ xuất hiện những triệu chứng như khó thở, chảy máu cam, đau bụng,...và thai nhi đã dần xuất hiện dấu vân tay- chân riêng biệt.
Mang thai tuần 15 và những điều mẹ cần biết
Mang thai tuần 15 và những điều mẹ cần biết
Mang thai tuần 15, những chuyển động của thai nhi có sự thay đổi và mẹ bầu sẽ kèm theo những triệu chứng như nghẹt mũi, tâng cân, ợ nóng, sưng nướu.