Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh trẻ thường gặp: Bệnh quai bị ở trẻ có nguy hiểm không?

Bệnh quai bị hay còn gọi là bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai. Bệnh này do virus quai bị (Mumps Virus thuộc họ Paramyxoviridae) gây ra và là một trong bệnh thường gặp ở trẻ. ở lứa tuổi học đường, do virus gây ra.

Có thể bạn quan tâm:

Con kháng kháng sinh vì thói quen nhiều mẹ Việt mắc phải

Mẹ nhỏ sữa vào mắt: Bé sơ sinh nhập viện sau 4 ngày

Nguồn bệnh từ đâu?

Theo thống kê có hơn 80% trường hợp mắc quai bị xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, nhất là trẻ từ 6-10 tuổi. Bên cạnh đó, người lớn cũng có thể mắc bệnh này nếu không tiêm người trước đó. 

Nguồn bệnh có thể bắt nguồn từ những người đang mắc quai bị cấp tính. Bệnh quai bị lây trực tiếp qua đường hô hấp. Cụ thể là thông qua nước bọt, các giọt chất tiết mũi họng từ người bệnh văng ra, ho, sổ mũi,...

Người bệnh có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai và kéo dài 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh thường xảy ra ở thanh thiếu niên sinh hoạt tập thể và lây lan nhanh, dịch bệnh dễ xuất hiện ở những nơi tập trung đông đúc như trường học, ký túc xá…

bệnh quai bị ở trẻ em

Mumps Virus thuộc họ Paramyxoviridae (Ảnh: Internet)

Các thể bệnh 

Viêm tuyến nước bọt mang tai

Viêm tuyến nước bọt mang thai là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm 70%. Thời gian ủ bệnh của thể bệnh này từ 18 - 21 ngày. Biểu hiện khi khởi bệnh là phát sốt 38-39 độ kèm theo đau đầu, không muốn ăn, đau mỏi toàn thân. Giai đoạn toàn phát: sau khi người bệnh sốt 24-48 giờ sẽ xuất hiện viêm tuyến mang tai, ban đầu sẽ sưng một bên má sau 1-2 ngày sẽ sưng bên còn lại (tuy nhiên 2 bên sẽ sưng không đồng đều, bên to bên nhỏ). Giai đoạn lui bệnh: thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt mang tai hết sưng trong vòng 8-10 ngày, hạch sưng kéo dài hơn tuyến một chút. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau 10 ngày nếu như không có bất kỳ biến chứng nào. Tuyến nước bọt không bao giờ hóa mủ (trừ khi bội nhiễm vi khuẩn) và cũng không bao giờ bị teo.

bệnh quai bị ở trẻ em

Bệnh quai bị sẽ thường bị sưng môt bênh má (Ảnh: Internet)

Viêm tinh hoàn

Là thể thường gặp thứ hai sau viêm tuyến nước bọt mang tai. Thể bệnh này thường gặp ở nam giới đang tuổi dậy thì hoặc đã trưởng thành.n Viêm tinh hoàn thường bị một bên, ít gặp cả hai bên. Khi bị cả hai bên thì cũng sưng cách nhau 2-3 ngày, thường xuất hiện sau viêm tuyến nước bọt và khi các triệu chứng viêm tuyến nước bọt đã dịu đi. 

Thông thường sẽ thấy sốt xuất hiện trở lại hoặc sốt tăng lên vào ngày thứ 5 đến thứ 10 của bệnh. Kèm theo đó là các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. T

rong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn. Thường hết sốt sau 3-5 ngày. Tinh hoàn giảm sưng từ từ, có thể 3-4 tuần sau tinh hoàn mới hết sưng đau (với thể nặng) và không bao giờ có mủ.

Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Nhìn chung, quai bị là bệnh là một căn bệnh lành tính, hầu hết những trường hợp mắc bệnh đều tự hồi phục không có biến chứng. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn có một số ít trường hợp mắc bệnh gặp những biến chứng như: phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sảy thai, đẻ non (nhất là ở giai đoạn đầu của thai kỳ), ở nam giới tuổi thành niên nếu viêm teo tinh hoàn cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh.

bệnh quai bị ở trẻ em

Trẻ em mắc bệnh quai bị thì không nên cho bé đến trường đến tránh lây nhiễm (Ảnh: Internet)

Cách phòng bệnh quai bị cho trẻ

Nếu như phát hiện xung quanh có người mắc bệnh thì cần cách lý và có biện pháp khắc phục lây nhiễm ngay. Không nên đến trường, tụ tập,...khi mắc bệnh quai bị vì có thể dẫn đến việc lây lan cộng đồng. Có rất nhiều biện pháp để phòng bệnh quai bị cho trẻ, tuy nhiên biện pháp tốt nhất chính là tiêm phòng vaccine quai bị cho trẻ bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên. 

Trường hợp người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm vắc-xin phòng quai bị thì cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm. Lưu ý cần tiêm vắc-xin phòng quai bị không quá 72 giờ sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Xem thêm:

Học cách làm kẹo siro trị ho “thách thức” mọi thời tiết từ nguyên liệu đơn giản

[Infographic]- Nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu mẹ đã biết chưa?

Bài viết liên quan
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều có thể xuất phát từ sinh lý hay bệnh lý. Tìm hiểu rõ nguyên nhân giúp ba mẹ có cách xử lý tình trạng này tốt hơn và chăm sóc trẻ khỏe mạnh.
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
Luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi với một số cách làm đơn giản, giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, thuận lợi cho quá trình học hỏi tiếp thu kiến thức sau này.
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân như liên quan bệnh lý, thiếu chất, buộc tóc chặt… Nhận biết các nguyên nhân từ đó có cách xử lý, chăm sóc phù hợp, giúp trẻ có mái tóc khỏe mạnh.
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
Gợi ý những trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi, giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy toán học tốt hơn, hỗ trợ tốt cho việc học tập sau này.
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Giải đáp câu đố trẻ em 4 tuổi là cách hữu hiệu để kích thích não bộ trẻ hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo rất nhiều cách khác để giúp thúc đẩy tư duy, nhận thức ở trẻ.
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Test IQ cho trẻ 5 tuổi giúp xác định khả năng nhận thức và tư duy, thuận lợi cho việc định hướng và phát triển cho trẻ về học tập, nghề nghiệp sau này. Tùy độ tuổi để lựa chọn bài test phù hợp cho trẻ.