Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Sữa tươi là một thức uống dinh dưỡng quan trọng đối với trẻ em. Tuy nhiên không phải bất kì độ tuổi nào ở trẻ cũng đã có thể uống loại sữa này. Vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không cũng khiến nhiều mẹ bỉm quan tâm lo lắng, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm đáp án cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.
Trước khi tìm hiểu trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không, các mẹ nên tìm hiểu một vài thông tin về tác dụng của sữa tươi đối với trẻ em. Sữa tươi thường được chia làm 3 loại, bao gồm sữa vắt trực tiếp, sữa thanh trùng và sữa tiệt trùng. Tất cả đều có nguồn gốc từ các loại động vật như bò sữa, cừu, dê. Thông thường, trẻ em sẽ được cho sử dụng sữa tươi tiệt trùng đã được loại bỏ các vi khuẩn có hại để đảm bảo sức khỏe.
Uống sữa tươi mang lại nhiều lợi ích cho trẻ như:
Tăng cường hệ miễn dịch: Sữa tươi sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin, khoáng chất, canxi dồi dào cho cơ thể. Cho trẻ uống sữa tươi thường xuyên sẽ giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch và làm nồng độ vitamin D trong máu cũng tăng cao hơn.
Phát triển chiều cao: Cung cấp lượng canxi tự nhiên để bổ sung cho sự phát triển cần thiết của cơ thể, nhất là phát triển về xương.
Tăng cường thể lực: Chất đạm trong sữa sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, củng cố cơ bắp. Nhờ đó mà bé yêu nhà bạn sẽ khỏe khoắn, năng động hơn trông thấy.
Tuy nhiên không phải trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể uống sữa tươi. Các mẹ nên dựa theo sự phát triển và độ tuổi của con mà cân nhắc xem có nên cho con uống sữa tươi vào lúc nào là thích hợp.
Ảnh: Internet
Trong sữa tươi có chứa lượng đạm và khoáng chất cao có thể gây ra những khó khăn cho thận của trẻ sơ sinh khi không thể điều tiết chuyển hóa hết. Sữa tươi cũng thiếu lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể dễ gây ra tình trạng thiếu sắt, thiếu máu, thiếu vi lượng. Niêm mạc dạ dày và hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh cũng sẽ dễ bị kích ứng.
Ngoài ra, trong sữa tươi không chứa những chất béo lành mạnh cần thiết cho cơ thể trẻ. Vì vậy, các mẹ không nên cho trẻ dưới 12 tháng tuổi sử dụng sữa tươi mà hãy cố gắng duy trì cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo cho trẻ được phát triển toàn diện.
Trẻ trên 12 tháng tuổi thì bắt đầu có thể uống sữa tươi hoặc sữa giảm chất béo (2%) với hàm lượng khoảng 100 - 150ml/ngày. Đây cũng là câu trả lời mà Góc Làm Mẹ muốn chia sẻ đến các bạn về vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia cho biết, tốt nhất là cho trẻ trên 2 tuổi uống sữa tươi từ 200 - 300ml/ngày và kết hợp cung cấp cho trẻ một chế độ ăn cân bằng lành mạnh với đầy đủ ngũ cốc, rau, thịt, cá, trứng, trái cây,... Các mẹ cũng nên cho bé uống xen kẽ giữa sữa tươi và sữa công thức thì mới có thể đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.
Ảnh: Internet
Không phải bé nào cũng “hợp tác" khi chuyển từ uống sữa mẹ sang sữa tươi nên các mẹ có thể thử pha sữa mẹ với sữa tươi để giúp cho con yêu quen dần với mùi vị của sữa. Tiến hành giảm tỷ lệ giữa mẹ với sữa tươi cho đến khi các bé có thể uống sữa tươi hoàn toàn. Mẹ cũng đừng quên làm ấm sữa tươi để giúp các con dễ làm quen với thức uống mới hơn nha.
Ngoài ra, trong thời gian đầu khi chuyển từ sữa mẹ sang sữa tươi cho trẻ 1 tuổi, mẹ nên quan sát và để ý đến phản ứng của các bé. Chẳng hạn như khi trẻ đi nặng đôi khi sẽ khó khăn hơn, phân của con sẽ có phần cứng hoặc lỏng hơn, màu sắc và kết cấu cũng có sự thay đổi. Đây là một trong những trạng thái bình thường khi mới uống sữa tươi. Tuy nhiên, nếu như trẻ bị tiêu chảy hoặc có biểu hiện nhảy cảm với lactose thì mẹ nên tạm ngưng việc cho trẻ làm quen với sữa tươi và hãy chờ 1 thời gian nữa để thử lại.
Ảnh: Internet
Chắc hẳn bây giờ mẹ đã đáp án cho vấn đề trẻ 1 tuổi uống sữa tươi được không. Lưu ý, trong quá trình trong sóc trẻ, các mẹ cũng đừng nên cố gắng ép con uống thêm quá nhiều sữa vì không phải cái gì nhiều quá cũng sẽ tốt đâu nha. Uống quá nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị béo phì, không được rèn luyện thói quen nhai. Từ đó trẻ sẽ biếng ăn, kén ăn hơn dẫn đến việc suy dinh dưỡng, táo bón hoặc phát triển không cân đối. Mong rằng những thông tin trong bài viết trên sẽ có ích cho các mẹ bỉm nhà mình.
Xem thêm: