Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi thể hiện những biểu hiện rõ rệt như khả năng chập chững biết đi và sự nhạy bén trong việc nhận thức và phản ứng với môi trường xung quanh. Hãy cùng Góc Làm Mẹ khám phá sự phát triển của bé ở giai đoạn này và những lưu ý chăm sóc quan trọng dành cho bố mẹ trong bài viết dưới đây!
Bé trai 16 tháng tuổi thường nặng khoảng 10.5 kg, trong khi bé gái nặng khoảng 9.8 kg. Nếu trường hợp các bé 16 tháng tuổi nặng 9 kg, thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng, đây không phải là do bé bị suy dinh dưỡng. Sự nhẹ cân có thể phản ánh sự đa dạng về cơ địa và di truyền.
Ảnh: Internet
Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau, bé phát triển cả mặt thể chất, tinh thần, và xã hội. Dưới đây là một vài điều về sự phát triển toàn diện của bé 16 tháng tuổi, bố mẹ cần biết.
Trẻ 16 tháng tuổi thường nặng khoảng 8,7 - 11,8 kg và cao khoảng 73 - 84,2 cm. Kỹ năng cầm nắm đã phát triển thuần thục, và trẻ có khả năng chạy, tuy tốc độ chậm hơn đi bộ. Bé muốn tham gia và phụ giúp trong các hoạt động hằng ngày, và có thể thực hiện các hành động như ném và chuyền bóng, mặc dù có hạn chế về khoảng cách và độ chính xác. Những bước phát triển này là quan trọng cho sự tự chủ và tương tác xã hội của trẻ.
Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi về khả năng vận động, được thể hiện qua những điều sau:
Trèo lên đồ vật và leo ra khỏi cũi.
Tập đi một mình hoặc vịn vào đồ vật và bước đi. Bé đi vòng hoặc đi lùi.
Bò lên cầu thang và đi lên cầu thang với sự giúp đỡ.
Bé bắt đầu nhảy múa, có thể chạy
Có thể tự cởi quần áo và biết giơ tay chân lúc thay quần áo.
Cầm bút vẽ nguệch ngoạc.
Ảnh: Internet
Ở tuổi 16 tháng, bé bắt đầu thể hiện sự ích kỷ trong việc giữ đồ chơi và có thể không muốn chia sẻ. Mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc gắn nhãn cảm xúc cho bé như: “Con khóc à”, “con đang buồn à” và “ con vui đấy”,... để giúp bé hiểu biểu cảm.
Sự thay đổi trong cảm xúc của bé là điều bình thường, và việc bé chuyển từ khóc sang cười có thể là cơ hội để thay đổi tâm trạng tích cực.
Giấc ngủ quan trọng cho sự phát triển của trẻ 1-2 tuổi. Bé 16 tháng cần 11-14 giờ ngủ mỗi ngày. Ở giai đoạn, này bé chỉ cần ngủ 1 cữ trưa. Ngoài ra, bố mẹ nên thực hiện các bước chuẩn bị giấc ngủ giống nhau mỗi tối và báo trước 20 phút giúp bé chuẩn bị tâm lý cho giấc ngủ.
Ảnh: Internet
Trẻ 16 tháng tuổi nên có chế độ ăn gồm ba bữa chính và hai bữa phụ mỗi ngày. Để đảm bảo đủ năng lượng, khoa học khuyến nghị khoảng 1.000 calo mỗi ngày cho trẻ ở độ tuổi này, tương đương với khoảng 40 calo cho mỗi inch chiều cao của bé.
Ở giai đoạn 16 tháng tuổi, bé thường dễ giận dỗi, la hét, hành vi này có thể kéo dài đến khi 4 tuổi, tùy vào mỗi bé. Tâm lý bé 16 tháng tuổi sẽ thường đòi hỏi và luôn muốn bố mẹ chiều theo ý mình. Do đó, bố mẹ cần hạn chế những điều bé không thích cũng giúp tạo ra môi trường tích cực cho sự phát triển của bé.
Hầu hết, trẻ nhỏ đều sẽ trải qua một thời kỳ khủng hoảng, bắt đầu từ khi biết đi đến 3 tuổi. Đây là một thời kỳ tự nhiên trong sự phát triển. Hãy kiên nhẫn và dành nhiều quan tâm và thời gian để giúp bé học cách tự điều chỉnh cảm xúc. Việc này sẽ tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và củng cố mối quan hệ giữa bạn và bé.
Bé có thể thể hiện những hành vi bất ngờ như đập đầu vào tường, cho tay vào quần, tưởng tượng có bạn mới, bỏ đồ vào miệng và bắt chước người khác. Đây là cách bé khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh. Hãy quan sát và hỗ trợ bé trong quá trình phát triển.
Sự phát triển của bé 16 tháng tuổi ở mỗi bé sẽ khác nhau, tùy vào thể trạng và sự chăm sóc của bố mẹ. Do đó, ngoài việc chú tâm vào vấn đề dinh dưỡng cho bé, bố mẹ cũng nên quan tâm đến trí tuệ của bé nữa nhé.
Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm:
> Trẻ 17 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của bé 17 tháng tuổi