5 Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi điển hình nhất ba mẹ nên biết
5 Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi điển hình nhất ba mẹ nên biết

Tại sao cần hiểu rõ tâm lý trẻ 4 tuổi nói riêng và mọi độ tuổi trẻ nói chung? Bởi lẽ, đây sẽ là điều kiện cần thiết để mỗi ba mẹ, thầy cô thấu hiểu trẻ và giáo dục trẻ một cách hiệu quả hơn. Trong bài chia sẻ này, hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu về những đặc điểm điển hình nhất trong sự phát triển tâm lý của trẻ 4 tuổi.

1. Trẻ có ý thức về cái tôi rất cao

Trong quá trình nuôi dạy trẻ 4 tuổi, chắc hẳn có nhiều lúc ba mẹ chứng kiến việc bé chỉ thích ăn trứng chứ không ăn cá, thích một chiếc váy màu xanh chứ không phải màu đỏ. Và rất nhiều sở thích, lựa chọn khác đôi khi có phần “oái oăm”. 

Đây là một điều bình thường trong quá trình phát triển tâm lý trẻ 4 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu nhận thức được “cái tôi” của mình. Vì thế, tính cách, sở thích của trẻ lúc này được thể hiện rất rõ thông qua việc lựa chọn đồ chơi, món ăn,... và mong muốn làm cái này, làm cái kia… Trẻ cũng biết lắng nghe, nhìn nhận và thấu hiểu những lời nói, nhận xét của những người xung quanh, của ba mẹ thầy cô về bản thân mình. 

Chính vì thế, để trẻ 4 tuổi phát triển theo một hướng tích cực nhất, ba mẹ nên tôn trọng những sở thích, tính cách của trẻ. Đồng thời, trong giao tiếp hàng ngày, nên sử dụng những từ ngữ tích cực, tránh khen chê quá mức. Giao tiếp với trẻ nhiều hơn cũng là cách để ba mẹ hiểu con hơn, hiểu được cái tôi của con để từ đó giáo dục trẻ một cách phù hợp. 

5 Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi điển hình nhất ba mẹ nên biết

Trẻ có ý thức về cái tôi cao (Ảnh: Internet)

2. Trẻ thích bắt chước theo người lớn

Một đặc điểm rõ nhất trong tâm lý trẻ 4 tuổi chính là thích bắt chước theo người lớn. Đôi khi ba mẹ sẽ ngạc nhiên vì những câu nói, hành động của bé giống với người lớn quá. Hay bé có thể thực hiện hay lặp lại những hành động, thói quen của ba mẹ, những người xung quanh. 

Vì có sở thích bắt chước nên các bé ở độ tuổi này cũng yêu thích trò chơi nhập vai. Trong trò chơi đó, trẻ sẽ đóng vai một ai đó và diễn tả lại những hành động mà trẻ chứng kiến được trong cuộc sống thường ngày. 

Mỗi việc làm, mỗi lời nói của người lớn sẽ ảnh hưởng khá lớn đến trẻ 4 tuổi. Vì vậy, để trẻ có thể phát triển theo hướng tích cực, ba mẹ nên động viên, khen ngợi bé khi cần thiết, giúp bé hăng hái, thích thú làm việc hơn. Đồng thời hạn chế những lời nói, việc làm tiêu cực, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. 

3. Trẻ có khả năng ghi nhớ nhanh hơn

4 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ đã phát triển hơn và khả năng ghi nhớ sự vật, hiện tượng khá nhanh nhạy. Khi hiểu được đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi này, ba mẹ sẽ có cách tác động phù hợp giúp gia tăng sự hiểu biết và khả năng học hỏi cho trẻ giai đoạn này. 

Chẳng hạn, ba mẹ có thể cho bé tiếp cận với một ngôn ngữ mới, dạy cho bé những kỹ năng mới thông qua các câu chuyện, các tình huống hàng ngày. 

Với khả năng ghi nhớ nhanh, trẻ sẽ nhanh chóng nắm bắt được nhiều kiến thức, kỹ năng hơn, tạo tiền đề tốt cho sự phát triển sau này. 

5 Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi điển hình nhất ba mẹ nên biết

Trẻ ghi nhớ nhanh hơn (Ảnh: Internet)

4. Trẻ 4 tuổi đã biết bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn

Nếu như ở các giai đoạn trước, cảm xúc của trẻ đôi khi không rõ ràng. Nhưng, khi trẻ được 4 tuổi, những cảm xúc đã được thể hiện nhất quán hơn. Bé thể hiện rõ ràng sở thích, sở ghét của bản thân. Khi buồn, khi vui, khi thích thú hay không hứng thú với một vấn đề gì đó, trẻ đều thể hiện rõ hơn qua nét mặt, cử chỉ hay lời nói. Cũng nhờ vậy, ở giai đoạn này, việc nhận biết cảm xúc ở trẻ đã có phần dễ dàng hơn, tạo thuận lợi cho ba mẹ thầy cô trong ứng xử, dạy dỗ trẻ. 

5 Đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi điển hình nhất ba mẹ nên biết

Trẻ thể hiện cảm xúc (Ảnh: Internet)

5. Thích được công nhận, đặc điểm điển hình trong tâm lý trẻ 4 tuổi

Hầu hết mọi người đều muốn được công nhận và trẻ 4 tuổi cũng vậy. Ở độ tuổi này, các bé thích được người lớn khen ngợi và cổ vũ. Đồng thời, bé cũng hăng hái làm việc gì đó nếu được người lớn khích lệ, động viên.

Từ đặc điểm tâm lý này ba mẹ có cách giáo dục phù hợp để trẻ phát huy được những điểm mạnh và khắc phục được những điểm yếu một cách hiệu quả hơn. 

Kết luận

Thấu hiểu đặc điểm tâm lý trẻ 4 tuổi có rất nhiều lợi ích. Không chỉ hiểu bé hơn, ba mẹ còn xây dựng được những phương pháp giáo dục, chăm sóc trẻ một cách phù hợp. Điều đó rất quan trọng để trẻ trưởng thành và phát triển một cách vui vẻ và hạnh phúc. 

Xem thêm:

4 bước trong quy trình dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi hiệu quả

6 Cách thúc đẩy sự phát triển của trẻ từ 4 đến 6 tuổi một cách toàn diện

Bài viết liên quan
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều có thể xuất phát từ sinh lý hay bệnh lý. Tìm hiểu rõ nguyên nhân giúp ba mẹ có cách xử lý tình trạng này tốt hơn và chăm sóc trẻ khỏe mạnh.
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
Luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi với một số cách làm đơn giản, giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, thuận lợi cho quá trình học hỏi tiếp thu kiến thức sau này.
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân như liên quan bệnh lý, thiếu chất, buộc tóc chặt… Nhận biết các nguyên nhân từ đó có cách xử lý, chăm sóc phù hợp, giúp trẻ có mái tóc khỏe mạnh.
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
Gợi ý những trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi, giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy toán học tốt hơn, hỗ trợ tốt cho việc học tập sau này.
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Giải đáp câu đố trẻ em 4 tuổi là cách hữu hiệu để kích thích não bộ trẻ hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo rất nhiều cách khác để giúp thúc đẩy tư duy, nhận thức ở trẻ.
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Test IQ cho trẻ 5 tuổi giúp xác định khả năng nhận thức và tư duy, thuận lợi cho việc định hướng và phát triển cho trẻ về học tập, nghề nghiệp sau này. Tùy độ tuổi để lựa chọn bài test phù hợp cho trẻ.