Những điều cần biết về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học
Những điều cần biết về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

2 tuổi cũng là thời điểm nhiều ba mẹ bắt đầu cho trẻ đi học. Những thay đổi lớn về môi trường khiến cho tâm lý trẻ có nhiều xáo trộn. Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học sẽ như thế nào? Làm thế nào để trẻ nhanh chóng thích nghi với những thay đổi này? Cùng Góc làm mẹ tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau đây.  

1. Những đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Trẻ có tâm lý sợ hãi và lo lắng

Với trẻ trong độ tuổi này, ba mẹ là người khiến trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm nhất. Cuộc sống của trẻ sẽ xoay quanh ba mẹ. Vì vậy, khi phải rời xa vòng tay của ba mẹ, đến với một môi trường hoàn toàn mới, trẻ sẽ hình thành tâm lý lo lắng và sợ hãi. Điều này là hoàn toàn bình thường trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ. 

Có rất nhiều dấu hiệu thể hiện cho tâm lý này của trẻ. Trẻ sẽ khóc lóc nhiều hơn, bám mẹ và có thể tỉnh giấc giật mình, khóc vào ban đêm. 

Những điều cần biết về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Tâm lý sợ hãi và lo lắng (Ảnh: Internet)

Thường xuyên giận dỗi, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Thông thường khi mới bắt đầu đi học, trẻ sẽ không hứng thú với việc tới trường. Tuy nhiên, có thể do ngôn ngữ chưa thực sự hoàn thiện và trẻ không biểu đạt được mong muốn đó. Khi không đạt được ý muốn, trẻ sẽ giận dỗi và khóc lóc với ba mẹ. Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ vẫn chưa kiểm soát được ham muốn của mình. Trẻ dễ dàng nổi giận, vùng vằng hay ăn vạ nếu không được đáp ứng yêu cầu. 

Trẻ muốn tự đưa ra quyết định và sẵn sàng nói “không” với mọi thứ

Tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học đó là muốn tự đưa ra quyết định. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu học cách để trở nên độc lập hơn. Trẻ muốn được tự chọn quần áo, đồ chơi hay các món ăn… Đây là một đặc điểm tâm lý bình thường ở trẻ và ba mẹ cần tạo điều kiện để con được tự chủ, từ đó phát huy được tính độc lập sau này. 

Do mong muốn được tự đưa ra quyết định nên trẻ cũng sẽ sẵn sàng nói “Không” với những gì không muốn. Hoặc, việc nói không cũng chỉ là cách để trẻ gây sự chú ý hơn đối với bố mẹ hay người lớn.

Tâm lý này của trẻ thường sẽ xảy ra trong một thời gian nhất định và sẽ dần hết vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng. 

Những điều cần biết về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Trẻ muốn tự đưa ra quyết định (Ảnh: Internet)

Chống đối, tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Ở giai đoạn này, khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ vẫn còn hạn chế. Vì thế, trẻ dễ dàng thể hiện sự tức giận, thất vọng và nhiều cảm xúc tiêu cực khác thể hiện sự chống đối. 

2. Bí quyết giúp trẻ nhanh chóng vượt qua khủng hoảng ngày đầu đi học

Những ngày đầu đi học, để tâm lý của trẻ ổn định và sẵn sàng hơn, ba mẹ nên có sự chuẩn bị trước đó. Một số cách để giúp bé nhanh chóng quen với việc đi học như:

Nói chuyện trước với trẻ về việc đi học

Trước khi đi học, ba mẹ hãy nói chuyện thật nhiều với trẻ về việc đi học. Mẹ có thể kể cho bé nghe những hoạt động thú vị ở trường, bé sẽ được làm quen và chơi với các bạn ra sao…. Hãy cố gắng nói chuyện với trẻ về những điều tích cực ở trường học để trẻ thấy rằng việc đi học thật thú vị.

Cho trẻ tham quan và chơi tại trường trước khi đi học

Sau khi đã lựa chọn và xác định được trường học, mẹ nên cho trẻ đến trường chơi trước khi đi học. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy trường lớp thân thuộc hơn khi bắt đầu đi học.

Những điều cần biết về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Cho trẻ tham quan và chơi tại trường (Ảnh: Internet)

Cùng đến lớp với trẻ trong ngày đầu tiên

Đặc điểm tâm lý trẻ mới bắt đầu đi học sẽ khá lo lắng, sợ hãi. Vì thế trong ngày đầu tiên, nếu được, ba mẹ nên ở lại lớp học cùng con. Hãy cùng trẻ làm quen với thầy cô, bạn bè. Trẻ sẽ cảm thấy tự tin và yên tâm hơn khi có ba mẹ trong ngày đầu tới trường. 

Trò chuyện để cải thiện tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Trong những ngày đầu đi học, mẹ nên cố gắng chuyện trò nhiều hơn với trẻ. Sau mỗi buổi tới trường, hãy hỏi bé về những điều thú vị trên trường, những điều bé thích hay không thích.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Mới bắt đầu đi học, do thay đổi môi trường nên trẻ rất dễ bị ốm sốt. Để hạn chế tình trạng này, mẹ nên chú ý để vấn đề tăng đề kháng cho trẻ trước khi đi học. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé ăn nhiều trái cây, rau xanh, sữa chua… để hệ miễn dịch trẻ khỏe mạnh. Khi cơ thể khỏe mạnh, trẻ sẽ thoải mái và tự tin hơn với các hoạt động vui chơi, học tập tại trường mẫu giáo.

Những câu hỏi thường gặp về tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học

Trẻ 2 tuổi đi học khóc nhiều

Trẻ 2 tuổi đi học khóc nhiều có thể là thường khi bắt đầu đi học vé phải thay đổi môi trường và tập thích nghi với nhiều hoạt động mới. Đồng thời trẻ cảm thấy lo lắng khi phải chia tay với cha mẹ. 

Bé bị khủng hoảng khi đi học

Tất cả những gì bố mẹ cần làm để giúp trẻ tránh bị khủng hoảng khi đi học là: Thường xuyên trò chuyện, động viên con sau mỗi ngày tan học, không nên lấy roi hoặc cô giáo ra để dọa nạt con, bố mẹ cần điều chỉnh giờ giấc sinh hoạt của bé sao cho phù hợp khi bé bước vào độ tuổi đi học,....

Biểu hiện bé bị sốc tâm lý khi đi học

Biểu hiện của trẻ bị sốc tâm lý khi đi học có thể bao gồm:

  • Rụt rè và im lặng.

  • Khóc nhiều và cảm xúc không ổn định.

  • Tăng cảm giác lo lắng và sợ hãi.

  • Phụ thuộc vào người lớn hơn.

  • Triệu chứng vật lý như đau bụng, đau đầu.

  • Thái độ phản ứng và bất trị.

Kết luận

Mặc dù mỗi trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau về tâm lý trong những ngày đầu đi học. Xong, những đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi bắt đầu đi học trên đây khá phổ biến, có thể bắt gặp ở rất nhiều trẻ nhỏ. Khi nắm bắt và hiểu được những đặc điểm này, ba mẹ sẽ có cách cư xử phù hợp hơn, giúp trẻ vượt qua được những khó khăn ngày đầu đi học một cách nhẹ nhàng hơn. 

Xem thêm:

>> Trẻ 2 tuổi cáu gắt nguyên nhân do đâu? Cách xử lý như thế nào?

> > Dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi chuẩn khoa học mẹ nên biết

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.