Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi cần lưu ý gì?
Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi cần lưu ý gì?

Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi là việc làm quen thuộc ở hầu hết các trường mầm non. Đây là một hoạt động cần thiết giúp xác định rõ mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, từ đó hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ nhỏ bậc mầm non. Tuy nhiên để kế hoạch thiết thực và hiệu quả cần chú ý gì? Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này.

Lợi ích của việc lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi

Bất kể việc gì, lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể sẽ mang đến những lợi ích nhất định. Trong giáo dục trẻ giai đoạn 3 đến 6 tuổi, lập kế hoạch giáo dục có những lợi ích sau đây:

- Bám sát được chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục ban hành. 

- Đối với giáo viên: Xác định rõ được mục tiêu, nội dung của chương trình dạy, từ đó giúp cho việc giảng dạy có trọng tâm, tránh lan man. 

- Đối với gia đình: Tạo sự tin tưởng cho các bậc phụ huynh khi nhận biết rõ trẻ được học gì, tham gia những gì tại trường.

- Đối với trẻ: Trẻ được học tập và rèn luyện theo một quy trình rõ ràng, cụ thể, hoạt động học tập, vui chơi hợp lý, tạo điều kiện phát huy tốt nhất về mọi mặt. 

Lợi ích của việc lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi (Ảnh: Internet)

Những lưu ý khi lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi

Xác định rõ mục tiêu giáo dục

Mục tiêu giáo dục là điều đầu tiên cần làm khi lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi. Xác định được mục tiêu giúp nhà trường xây dựng được các hoạt động, các chương trình học, phân bổ thời gian hợp lý hơn.

Mục tiêu giáo dục được xác định phù hợp với độ tuổi và xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ. 

Xây dựng chương trình học bám sát mục tiêu giáo dục

Trong chương trình học của mỗi bậc học sẽ có những hoạt động khác nhau nhằm phát triển thể chất, kỹ năng vận động, khả năng nhận thức… của trẻ. Các hoạt động đó bao gồm học tập, vui chơi, hoạt động ngoài trời, tham quan, nhận biết môi trường xung quanh… Thông thường, các hoạt động này sẽ được xây dựng theo ngày, xuyên suốt theo chủ đề của chương trình học trong tuần. 

Khi xây dựng chương trình học, nhà trường cần lưu ý bám sát mục tiêu giáo dục đã đề ra trước đó. Chương trình học sẽ thay đổi theo từng cấp bậc học, thay đổi theo tuần, theo tháng giúp trẻ phát triển tốt nhất các kỹ năng cần có ở độ tuổi đó. 

Bám sát mục tiêu giáo dục (Ảnh: Internet)

Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi: cần phân bổ thời gian hợp lý

Đối với trẻ trong độ tuổi 3 đến 6, ngoài hoạt động học tập còn có hoạt động nghỉ ngơi, ăn uống và vui chơi. Vì vậy, việc phân bổ thời gian sao cho hợp lý, đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ là điều cần thiết. Ngoài ra, việc này cũng đảm bảo cho các hoạt động giáo dục được diễn ra một cách liên tục và hợp lý. 

Lập chỉ tiêu và đánh giá kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi theo định kỳ

Việc lập chỉ tiêu và đánh giá nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ của quá trình giáo dục. Việc đánh giá có thể được dựa trên những tiêu chuẩn về kiến thức, hành vi, kỹ năng vận động của trẻ 3-6 tuổi sau một thời gian học tập, rèn luyện.

Kế hoạch giáo dục cần có sự điều chỉnh và cập nhật 

Đây là một việc làm cần thiết và nên được thực hiện theo định kỳ. Việc điều chỉnh và cập nhật sẽ giúp cho kế hoạch của nhà trường phù hợp với các xu hướng giáo dục mới, phù hợp với nhu cầu của gia đình, xã hội cũng như sự phát triển của trẻ. 

Giáo dục cần có sự điều chỉnh và cập nhật (Ảnh: Internet)

Lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi: cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình

Để quá trình giáo dục trẻ hiệu quả, sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường là điều cần thiết. Về phía nhà trường, việc hiểu rõ đặc điểm, tính cách của trẻ sẽ tạo thuận lợi cho quá trình giáo dục trên lớp hiệu quả hơn. Về phía gia đình, ông bà, ba mẹ có thể bám sát chương trình học của trẻ, thực hiện song song các hoạt động tương tự tại nhà. Đó là cách giúp trẻ tiếp thu các kiến thức, kỹ năng nhanh và sâu hơn. 

Trên đây là những lưu ý khi lập kế hoạch giáo dục trẻ 3 6 tuổi. Việc có một kế hoạch rõ ràng sẽ giúp cho việc giáo dục trẻ trở nên đúng đắn, hiệu quả hơn.

*Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo.

Xem thêm:

Dinh dưỡng cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi: nguyên tắc và những lưu ý

5 Đặc điểm điển hình trong quá trình phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Bài viết liên quan
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều có thể xuất phát từ sinh lý hay bệnh lý. Tìm hiểu rõ nguyên nhân giúp ba mẹ có cách xử lý tình trạng này tốt hơn và chăm sóc trẻ khỏe mạnh.
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
Luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi với một số cách làm đơn giản, giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, thuận lợi cho quá trình học hỏi tiếp thu kiến thức sau này.
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân như liên quan bệnh lý, thiếu chất, buộc tóc chặt… Nhận biết các nguyên nhân từ đó có cách xử lý, chăm sóc phù hợp, giúp trẻ có mái tóc khỏe mạnh.
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
Gợi ý những trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi, giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy toán học tốt hơn, hỗ trợ tốt cho việc học tập sau này.
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Giải đáp câu đố trẻ em 4 tuổi là cách hữu hiệu để kích thích não bộ trẻ hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo rất nhiều cách khác để giúp thúc đẩy tư duy, nhận thức ở trẻ.
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Test IQ cho trẻ 5 tuổi giúp xác định khả năng nhận thức và tư duy, thuận lợi cho việc định hướng và phát triển cho trẻ về học tập, nghề nghiệp sau này. Tùy độ tuổi để lựa chọn bài test phù hợp cho trẻ.