5 Đặc điểm điển hình trong quá trình phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi
5 Đặc điểm điển hình trong quá trình phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Ở mỗi một giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những đặc điểm tâm lý khác nhau. Trong đó, 3 đến 6 tuổi được coi là giai đoạn vàng với nhiều thay đổi rõ rệt về tâm lý. Nắm bắt và hiểu được những đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi là điều quan trọng, giúp ba mẹ có cách tác động, dạy dỗ phù hợp, tạo điều kiện để trẻ phát triển một cách tốt nhất. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu vấn đề này qua những thông tin sau đây. 

Mỗi đứa trẻ sẽ có quá trình phát triển khác nhau, đặc điểm tâm sinh lý khác nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 5 đặc điểm điển hình, thường thấy nhất về sự thay đổi và phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi. 

1. Trẻ bướng bỉnh hơn và thường không nghe lời người lớn

Bước sang giai đoạn 3 tuổi, trẻ thường có mong muốn thể hiện cái tôi của mình cao hơn. Vì vậy, trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh hơn, thích làm theo ý muốn của bản thân và không nghe lời bố mẹ. 

Với đặc điểm này, ba mẹ cần có các tác động phù hợp giúp trẻ biết thể hiện cái tôi của mình, biết đưa ra quan điểm và bảo vệ ý kiến của mình. Điều này cũng khá quan trọng trong quá trình phát triển nhân cách của trẻ sau này. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần hướng dẫn trẻ, tránh tình trạng trẻ bướng bỉnh quá mức và không nghe theo bất kỳ lời nói, chỉ dẫn nào của người lớn.

5 Đặc điểm điển hình trong quá trình phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Ảnh minh họa (Internet)

2. Đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi: trẻ bắt đầu hình thành tính ích kỷ

Thật ra, trong giai đoạn nhỏ tuổi hơn, ở nhiều trẻ đã có những dấu hiệu của tính ích kỷ. Ví dụ như trẻ không muốn cho bạn mượn đồ chơi, không muốn bạn ngồi chung xe ba bánh… Tuy nhiên, ở giai đoạn 3 đến 6 tuổi, đặc điểm tâm lý này thể hiện một cách rõ rệt hơn. Bé đã nhận thức được rõ hơn cái gì là của mình và không muốn chia sẻ với người khác. 

Ích kỷ, hẹp hòi là một tích cách không tốt. Vì vậy, đối với đặc điểm tâm lý này, ba mẹ cần có sự điều chỉnh phù hợp, kịp thời. Ba mẹ cần kiên nhẫn giải thích và làm gương cho trẻ. Việc điều chỉnh này cần thực hiện một cách kiên trì, thường xuyên. Việc ba mẹ nóng vội, ép buộc bé phải chia sẻ đồ chơi hay đồ ăn với bạn bè, người thân mà không giải thích rõ tại sao phải như thế là không nên. Trẻ có thể chia sẻ nhưng thực hiện một cách miễn cưỡng, gượng ép và có những suy nghĩ không tốt về việc nên chia sẻ. 

3. Tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi: trẻ sợ bóng tối và một loài vật cụ thể

Đây là một đặc điểm tâm lý bình thường trong suốt quá trình phát triển của trẻ 3 đến 6 tuổi. Ở độ tuổi này bé đã nhận thức rõ hơn về sự vật, hiện tượng. Vì vậy việc bé sợ bóng tối, sợ các con vật như chuột, gián,... là điều dễ hiểu. 

Nhiều ba mẹ sẽ có những câu nói như “Con gián bé tí có gì mà phải sợ”. Điều đó là không nên, hãy để trẻ thể hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên, không nên ép buộc trẻ phải khắc phục nỗi sợ. Thay vào đó, ba mẹ hãy từ từ động viên bé, giúp bé làm quen dần với các loài động vật mà bé sợ, làm quen dần với bóng tối. Theo thời gian, bé sẽ dần quen và khắc phục được nỗi sợ của mình.

5 Đặc điểm điển hình trong quá trình phát triển tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Ảnh minh họa (Internet)

4. Trí tưởng tượng của trẻ phát triển tốt hơn

Đây là một đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi ba mẹ cần chú ý có sự tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng tốt hơn, một điều rất cần thiết cho quá trình trưởng thành của bé sau này.

Trong giai đoạn 1 đến 3 tuổi, trí tưởng tượng của trẻ đã hình thành và phát triển.Tuy nhiên, bước sang giai đoạn 3 - 6 tuổi, đặc điểm tâm lý này sẽ phát triển mạnh và nhanh hơn. Có thể trẻ sẽ đưa ra hàng tá câu hỏi, hàng tá những thắc mắc. Trẻ sẽ có những hình dung đôi khi khiến ba mẹ bất ngờ. Chẳng hạn như trẻ nhìn đám mây trên bầu trời mà tưởng tượng ra các con vật. Màu nước biển không dừng lại ở màu xanh nữa mà có thể là màu đỏ, màu nâu… Ba mẹ nên cố gắng giải đáp những thắc mắc của trẻ, cho bé tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài, giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng một cách tốt hơn.

5. Trẻ bắt đầu biết ganh đua, ganh tỵ

3 đến 6 tuổi cũng là giai đoạn trẻ đi học mẫu giáo. Trẻ sẽ bắt đầu có nhiều suy nghĩ phức tạp hơn, điển hình là sự ganh đua, ganh tỵ.

Ở môi trường lớp học, trẻ sẽ mong muốn làm tốt hơn bạn, được khen nhiều hơn bạn. Ở môi trường gia đình, trẻ có thể ghen tỵ với anh chị, em về tình yêu thương, về các món đồ chơi,... 

Đây là một đặc điểm tâm lý bình thường ở trẻ 3 đến 6 tuổi. Ba mẹ cũng nên sớm chấn chỉnh, nhắc nhở, chỉ bảo giúp bé nhận biết đâu là đúng, đâu là sai, tại sao không nên ghen tị, ganh đua với anh chị, bạn bè… 

Trên đây là những đặc điểm tâm lý trẻ từ 3 đến 6 tuổi. Ba mẹ cần nhận biết những đặc điểm tâm lý nào tốt cần phát huy, đặc điểm nào không tốt cần điều chỉnh. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình phát triển tính cách, nhân cách của trẻ sau này. 

* Bài viết mang tính chất tham khảo.

Xem thêm:

Sự phát triển của trẻ 4 tuổi như thế nào?

Trẻ 5 tuổi cần đạt được những gì?

Bài viết liên quan
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 5 tuổi đồ mồ hôi nhiều có thể xuất phát từ sinh lý hay bệnh lý. Tìm hiểu rõ nguyên nhân giúp ba mẹ có cách xử lý tình trạng này tốt hơn và chăm sóc trẻ khỏe mạnh.
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
3 cách luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi hiệu quả cao, dễ thực hiện
Luyện trí nhớ cho trẻ 4 tuổi với một số cách làm đơn giản, giúp trẻ có khả năng ghi nhớ tốt, thuận lợi cho quá trình học hỏi tiếp thu kiến thức sau này.
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc, nguyên nhân và cách xử lý
Trẻ 4 tuổi bị rụng tóc do nhiều nguyên nhân như liên quan bệnh lý, thiếu chất, buộc tóc chặt… Nhận biết các nguyên nhân từ đó có cách xử lý, chăm sóc phù hợp, giúp trẻ có mái tóc khỏe mạnh.
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
5 trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi được yêu thích nhất
Gợi ý những trò chơi toán học cho trẻ 5 6 tuổi, giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy toán học tốt hơn, hỗ trợ tốt cho việc học tập sau này.
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Thúc đẩy sự phát triển trí tuệ với các câu đố trẻ em 4 tuổi
Giải đáp câu đố trẻ em 4 tuổi là cách hữu hiệu để kích thích não bộ trẻ hoạt động và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo rất nhiều cách khác để giúp thúc đẩy tư duy, nhận thức ở trẻ.
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Mục đích và các cách test IQ cho trẻ 5 tuổi
Test IQ cho trẻ 5 tuổi giúp xác định khả năng nhận thức và tư duy, thuận lợi cho việc định hướng và phát triển cho trẻ về học tập, nghề nghiệp sau này. Tùy độ tuổi để lựa chọn bài test phù hợp cho trẻ.