Sự phát triển của bé 24 tháng tuổi: thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ
Sự phát triển của bé 24 tháng tuổi: thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Khi được 24 tháng tuổi, trẻ có sự phát triển vượt trội về thể chất. Chiều cao trung bình của trẻ khoảng 86-87cm và cân nặng trong khoảng 11-13kg. Khả năng vận động của trẻ tốt hơn, thích chạy nhảy và thực hiện được nhiều hoạt động có tính phức tạp. Ngoài ra, ở độ tuổi này trẻ có rất nhiều thay đổi đáng kể khác. Cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu cụ thể hơn về sự phát triển của bé 24 tháng tuổi qua các thông tin sau đây.

Sự phát triển của bé 24 tháng tuổi về mặt thể chất

Theo tiêu chuẩn từ Tổ chức y tế thế giới, chiều cao và cân nặng trung bình của bé 24 tháng tuổi sẽ như sau:

  • Đối với bé gái: Chiều cao và cân nặng trung bình lần lượt là 86,4cm và 11,7kg.

  • Đối với bé trai: So với bé gái, các trẻ em trai thường có thể chất lớn hơn. Chiều cao và cân nặng trung bình của bé ở 24 tháng sẽ là 87,8cm và 12,2kg. 

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với phát triển thể chất của trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên chú trọng các bữa ăn của trẻ, đảm bảo cơ thể trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho sự phát triển thể chất. 

Sự phát triển của bé 24 tháng tuổi: thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Bé gái 2 tuổi có cân nặng trung bình khoảng 11,7kg (Nguồn: internet)

Khả năng vận động của bé 24 tháng tuổi

Trẻ 2 tuổi thường rất hiếu động và thích vận động thường xuyên. Mẹ sẽ nhận thấy ở độ tuổi này bé có nhiều phát triển vượt bậc về các kỹ năng vận động thô và tinh.

  • Khả năng đi đứng, chạy nhảy đã bớt vụng về hơn. Trẻ có thể chủ động leo trèo khắp nơi và có thể thực hiện được nhiều hoạt động có tính phức tạp hơn so với trước, ví dụ như đá bóng, múa…. 

  • Đôi bàn tay linh hoạt hơn và thực hiện được nhiều động tác khó như cầm thìa hay các vật nhỏ hơn, lật sách vở.... Ngoài ra sự phối hợp giữa tay, mắt và cả chân đã tốt hơn rất nhiều.

  • Trẻ có thể tự mình thực hiện được nhiều hoạt động như mở cửa, tự lấy đồ chơi… 

Sự phát triển của bé 24 tháng tuổi về mặt nhận thức

Khả năng ghi nhớ và quan sát

2 tuổi, mẹ sẽ nhận thấy bé có khả năng quan sát tốt hơn nhiều so với trước. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu phân loại và sắp xếp các hình ảnh đã quan sát được trong đầu. Đó là lý do trẻ có khả năng nhớ một thông tin, một  đồ vật, sự việc nào đó khá nhanh. 

Đây là giai đoạn thích hợp để mẹ cung cấp nhiều loại tri thức cho trẻ. Thông qua sách vở, bài hát, trò chơi,... mẹ có thể dạy cho bé rất nhiều thứ. Và chắc chắn, thời điểm này bé sẽ tiếp thu và ghi nhớ rất nhanh.

Trẻ 2 tuổi có khả năng ghi nhớ khá tốt (Nguồn: internet)

Trẻ 24 tháng tuổi thích bắt chước theo người khác

Đây là một đặc điểm khá điển hình trong sự phát triển của bé 24 tháng tuổi. Bé có thể nhìn nhận và làm theo mọi thứ mà chúng quan sát được từ những người xung quanh. Sẽ có lúc mẹ phải ngạc nhiên khi thấy bé cầm một loại đồ vật cho lên tai và tự nói chuyện như đang gọi điện thoại vậy. Hoặc bé có thể thực hiện những hành động như ú òa, tâng bóng… khi nhìn thấy ba mẹ làm. 

Ba mẹ hãy “lợi dụng” đặc điểm này của trẻ để rèn luyện cho bé một số kỹ năng cần thiết. Ví dụ như rèn thói quen đọc sách, đi dép, sắp xếp đồ chơi gọn gàng… Hãy làm gương để bé nhìn thấy và học hỏi theo. 

Khả năng ngôn ngữ và cảm xúc của bé 24 tháng tuổi

Ngôn ngữ của bé 2 tuổi

Giai đoạn 2 tuổi, trẻ có sự phát triển vượt bậc về mặt ngôn ngữ. Hầu hết các bé đều có lượng vốn từ khá tốt và có thể kết hợp các từ đơn thành một câu ngắn khoảng 2-3 từ. Ba mẹ có thể nói chuyện chừng 2,3 câu một lần, bé có thể hiểu và làm được theo những gì mà ba mẹ nói. 

24 tháng tuổi, bé đang học hỏi khám phá và thu thập vốn từ nhiều hơn để hoàn thiện ngôn ngữ sau đó. Vì vậy, ba mẹ nên thực hiện nhiều hoạt động để giúp trẻ phát triển khả năng này. Đó có thể là chuyện trò, đọc sách hay hát cho bé nghe.

Nếu nhận thấy bé 2 tuổi mà khả năng ngôn ngữ kém, mẹ nên chú ý quan sát và điều chỉnh. Rất nhiều bé 2 tuổi có dấu hiệu chậm nói, nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ của trẻ sau này. 

Sự phát triển của bé 24 tháng tuổi: thể chất, vận động, nhận thức và ngôn ngữ

Đọc sách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn (Nguồn: internet)

Sự thay đổi cảm xúc của bé 2 tuổi

Sự phát triển của bé 24 tháng tuổi về mặt cảm xúc cũng là vấn đề ba mẹ nên quan tâm. Khi được 2 tuổi, dường như bé đã bộc lộ được rõ ràng hơn việc thích gì và ghét gì. Có thể bé chưa biểu đạt được bằng lời nói, nhưng qua hành động cử chỉ, mẹ có thể nhìn nhận được điều này. 

Cảm xúc của bé cũng dễ thay đổi, dễ dàng nổi giận và khóc lóc vô cớ. Đối mặt với những thay đổi cảm xúc đó, ba mẹ cần kiên trì, học cách nhận biết cảm xúc của bé. Từ đó giúp trẻ cân bằng cảm xúc một cách tốt hơn. 

Chăm sóc trẻ 24 tháng tuổi như thế nào?

Việc chăm sóc trẻ ở độ tuổi này không quá phức tạp. Tuy nhiên có một vài vấn đề ba mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ đã sẵn sàng cho việc bỏ bỉm, biết ngồi bô. Mẹ có thể hướng dẫn bé, giúp bé tự chủ hơn trong việc đi vệ sinh.

  • Trẻ dễ mắc các bệnh thông thường như cảm lạnh, ho, sốt… Mẹ nên chú ý đến vấn đề tăng cường miễn dịch cho trẻ. Đồng thời, chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những thời điểm khó chịu của bé, giúp mẹ dễ dàng vượt qua khó khăn để chăm sóc bé tốt hơn.

  • Trẻ hứng thú hơn với việc ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người. Vì vậy, mẹ nên chú ý đến các quy tắc an toàn cho bé khi ra ngoài, đặc biệt là nơi đông đúc.

Kết luận

Như vậy trên đây là những đặc điểm phổ biến nhất trong sự phát triển của bé 24 tháng tuổi. Việc nắm bắt và hiểu rõ hơn những đặc điểm này sẽ rất cần thiết để ba mẹ đồng hành cùng bé, chăm sóc và giáo dục bé hiệu quả. Từ đó giúp bé phát triển tốt cả về mặt thể chất, trí tuệ và tâm lý.

Bài viết liên quan
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập từ sớm?
Nên dạy trẻ 3 tuổi những gì để hình thành tính tự lập hiệu quả? Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà hay biết thể hiện mong muốn, cảm xúc của bản thân…
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Triệu chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi và cách xử lý
Hẹp bao quy đầu ở trẻ 3 tuổi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Hiện tượng này không đáng lo nếu do sinh lý, nhưng nếu do bệnh lý trẻ sẽ có triệu chứng quy đầu sưng phồng, đau khi đi tiểu.
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? 5 loại kỹ năng nên dạy trẻ giai đoạn này
Trẻ 3 tuổi nên học gì? Tham khảo 5 loại kỹ năng cần thiết giúp trẻ phát triển nhận thức, hiểu biết và ngoan ngoãn hơn.
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Tăng chiều cao hữu hiệu với 10 loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho trẻ 2 tuổi với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển chiều cao tối ưu.
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng trẻ 3 tuổi bao nhiêu là hợp lý? Yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ
Cân nặng của trẻ ở tuổi 3 có thể biến động rất lớn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, chiều cao, tình trạng sức khỏe và di truyền.
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
10 hoạt động đơn giản giúp rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi
Rèn tính tự lập cho trẻ 3 tuổi thông qua các hoạt động nhỏ như tự xúc ăn, tự mặc quần áo, làm việc nhà… Tuy nhỏ nhưng nếu được hướng dẫn đây sẽ là cách để bé tự lập và tự tin hơn.