Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi
Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi đã có sự phát triển đáng kể so với giai đoạn sơ sinh. Ở tuổi này, bé đã nắm bắt cách thu hút sự chú ý và đặc biệt, cũng như có sự thay đổi lớn về thể chất lẫn trí tuệ. Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi ở những khía cạnh dinh dưỡng, vận động, nhận thức trong bài viết sau.

Cột mốc phát triển của trẻ 5 tháng tuổi 

Ở độ tuổi 5 tháng, trẻ phát triển một cách đáng kể về khả năng sử dụng ngôn ngữ. Trẻ bắt chước ngữ điệu và cố gắng tạo ra một số âm thanh. Ngoài ra, ở độ tuổi này, trẻ thường thực hiện những cử động như lật, trườn hoặc lắc lư trên chiếc nôi.

Đồng thời, khả năng phân biệt giữa người lạ và người quen cũng được phát triển. Trẻ cũng biết bày tỏ cảm xúc và các giác quan dần hoàn thiện. Những điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu.

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi đánh dấu những cột mốc quan trọng (Ảnh: Internet)

Chi tiết sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Sự phát triển chiều cao và cân nặng

Các chỉ số về chiều cao và cân nặng phản ánh rất rõ ràng sự phát triển trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi. Lúc này, bé đang có sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là ở bé trai. Trung bình, bé trai có cân nặng khoảng 7,5kg và chiều cao 65,5cm, trong khi bé gái có cân nặng trung bình là 6,9kg và chiều cao là 64cm.

So với tháng trước, trung bình trẻ 5 tháng tuổi tăng khoảng 0,5kg và cao thêm 2cm. Vì vậy, ba mẹ có thể sử dụng những chỉ số này để đánh giá sự phát triển của con và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của bé.

Khả năng vận động của trẻ 5 tháng

Cơ bắp của bé 5 tháng tuổi lúc này đã trở nên cứng cáp và khỏe mạnh hơn. Trẻ có thể giữ thẳng lưng và đầu khi được đỡ ngồi dậy, đồng thời, trẻ cũng có khả năng lật từ tư thế nằm ngửa sang sấp hoặc ngược lại.

Bên cạnh đó, trẻ 5 tháng tuổi còn phát triển các kỹ năng vận động như:

  • Vươn tay để nắm lấy đồ vật.

  • Biết cân bằng trọng lượng trên hai chân khi được giữ ở tư thế đứng thẳng.

  • Co và duỗi chân khi nằm sấp.

Sự phát triển nhận thức và cảm xúc của bé 5 tháng

Sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ 5 tháng tuổi thể hiện qua việc trẻ có khả năng phản ứng đối với cảm xúc vui vẻ và thể hiện tính dễ chiều khi ba mẹ tham gia vào các hoạt động vui chơi. Nếu có tiếng ồn đột ngột, trẻ có thể bày tỏ sự sợ hãi và khóc lớn.

Ngoài ra, trẻ cũng thể hiện sự tập trung và sự hứng thú đối với những đồ vật mới. Đặc biệt, trẻ thường thích thú và tò mò khi thấy hình ảnh của mình trong gương.

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Trẻ 5 tháng tuổi biểu lộ cảm xúc cười nhiều hơn (Ảnh: Internet)

Các giác quan của trẻ 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi đối với các giác quan có thay đổi như sau:

  • Vị giác: Trẻ thường cố gắng chạm vào và nếm mọi thứ xung quanh. Đôi khi, trẻ có thể liếm giường hoặc đưa tay, chân vào miệng. Vì vậy, ba mẹ cần đảm bảo rằng đồ vật luôn sạch sẽ và có kích thước an toàn để tránh tình trạng nghẹt thở cho trẻ.

  • Thị giác: Trẻ 5 tháng tuổi có khả năng nhìn rõ các đối tượng, đặc biệt là những vật ở xa. Đây cũng là thời điểm thích hợp để ba mẹ giúp trẻ nhận biết màu sắc.

  • Thính giác: Khả năng thính giác của trẻ cải thiện, trẻ có thể phản ứng và quay đầu về phía âm thanh.

  • Xúc giác: Trẻ thường sử dụng tay để nắm và chạm vào đồ vật. Do đó, ba mẹ có thể giúp trẻ phát triển giác quan này bằng cách đặt đồ chơi ở tầm tay của trẻ.

Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi về khả năng ngôn ngữ

Khả năng ngôn ngữ của trẻ 5 tháng tuổi có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Trẻ bắt đầu phát ra những âm thanh ê a hoặc bập bẹ một cách liên tục.

  • Trẻ thường có thói quen la hét.

  • Trẻ phản ứng bằng cách cười to và giòn khi tham gia vào cuộc trò chuyện hoặc khi chơi các trò chơi vui nhộn cùng ba mẹ.

Để thúc đẩy trẻ phát triển khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ tốt hơn, ba mẹ có thể áp dụng các trò chơi phát triển ngôn ngữ.

Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi

Theo các chuyên gia, trẻ 5 tháng tuổi cần khoảng 14 - 15 giờ ngủ mỗi ngày. Trong ngày, trẻ có thể có từ 2 - 4 giấc ngủ ngắn, khoảng 30 phút - 2 giờ/lần. Ngoài ra, giấc ngủ ban đêm của bé 5 tháng tuổi thường kéo dài từ 8-10 giờ.

Để xây dựng thói quen ngủ cho trẻ, ba mẹ nên giữ cho con ngủ đúng và đủ giấc, giúp giảm thiểu tình trạng khủng hoảng ngủ ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, ba mẹ có thể thực hiện các mẹo nhỏ để trẻ ngủ mà không giật mình và quấy khóc.

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Bé 5 tháng tuổi vẫn ngủ khá nhiều trong ngày (Ảnh: Internet)

Lượng sữa cho trẻ 5 tháng tuổi

Theo chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 5 tháng tuổi cần nạp vào khoảng 540 - 720 ml sữa mỗi ngày, và cần bú từ 5-6 lần trong ngày, mỗi lần cách nhau từ 3-4 giờ. Đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm, mẹ nên duy trì việc cho bé bú khoảng 180-220 ml sữa mỗi lần. Trong ngày, số lần bú giảm xuống còn 3-4 lần và kết hợp với các bữa ăn dặm.

Mẹo chăm sóc đúng cách để đảm bảo sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Để hỗ trợ trẻ 5 tháng tuổi phát triển toàn diện, ba mẹ có thể tham khảo những mẹo sau đây:

  • Tương tác và chơi đùa với trẻ thường xuyên, điển hình như vượt chướng ngại vật, ú òa, lắc lư theo nhạc,...

  • Tạo thói quen cho trẻ nằm sấp trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày và quan sát trẻ một cách cẩn thận, giúp phát triển cơ cổ, cơ lưng, và cánh tay.

  • Đặt đồ chơi ở ngoài tầm tay của trẻ một chút để khuyến khích phối hợp giữa tay và mắt. 

  • Đọc sách có hình minh họa với trẻ và thường xuyên xem sách cùng trẻ.

  • Cho trẻ nghe nhạc để kích thích cảm xúc, khích lệ bé cười hoặc bập bẹ theo nhạc.

  • Tạo cơ hội cho trẻ ra ngoài và gặp gỡ bạn bè, khám phá môi trường xung quanh.

  • Chọn đồ chơi màu sắc tươi sáng với âm thanh vui nhộn để thúc đẩy phát triển thị giác và thính giác của trẻ.

Trẻ 5 tháng tuổi biết làm gì? Sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi

Bố mẹ nên tập cho trẻ nằm sấp để phát triển khả năng vận động (Ảnh: Internet)

Phía trên là những thông tin về sự phát triển của trẻ 5 tháng tuổi, giúp bố mẹ có thêm kiến thức chăm sóc bé hiệu quả, đảm bảo bé phát triển tốt. Đừng quên tham khảo thêm những bài viết khác của Góc Làm Mẹ về kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhé!

**Lưu ý: Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn mong muốn được tư vấn, bạn vui lòng hẹn gặp bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết liên quan
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi sau khi sinh như thế nào?
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi sau khi sinh như thế nào?
Sự phát triển của trẻ 1 tháng tuổi đóng vai trò quan trọng trong hình thành nhân cách và khả năng tương tác của bé.
Sự phát triển của trẻ mới sinh có gì thú vị?
Sự phát triển của trẻ mới sinh có gì thú vị?
Sự phát triển của trẻ mới sinh luôn thú vị. Điều quan trọng nhất mẹ có thể làm cho trẻ sơ sinh là phản ứng kịp thời khi trẻ khóc hoặc gặp vấn đề
3 lời khuyên hữu ích cho mẹ khi chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi
3 lời khuyên hữu ích cho mẹ khi chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ 3-6 tháng tuổi sao cho hiệu quả hơn. Tiếp tục cho bé bú sữa mẹ, cho trẻ ngủ đủ và sâu giấc, trò chuyện thường xuyên là những lời khuyên giúp việc chăm bé của mẹ tốt hơn.
6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng
6 lưu ý giúp mẹ chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi dễ dàng
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi, giúp mẹ nhàn tênh, bé khỏe mạnh, phát triển tốt. 
Đồ dùng cho trẻ mới sinh gồm những gì?
Đồ dùng cho trẻ mới sinh gồm những gì?
Trẻ sơ sinh là những thiên thần bé nhỏ, cần được chăm sóc đặc biệt trong những năm tháng đầu đời vì hệ miễn dịch của con còn yếu kém, chưa phát triển toàn diện. Chính vì thế, mẹ hãy thật cẩn trọng trong việc chọn lựa những món đồ dùng cho trẻ mới sinh, để
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là gì?
Rối loạn chuyển hóa ở trẻ sơ sinh là bệnh lý nguy hiểm, cần phải được theo dõi và điều trị đúng cách, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của bé. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của rối loạn chuyển hóa này có ý nghĩa quan trọng. Khi có nghi ngờ rằng t