Một mã xác thực đã được gửi đến số điện thoại
Trẻ 5 tuổi mọc răng hàm cần được chú trọng và có biện pháp chăm sóc hợp lý. Bởi lẽ đây là chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên, giữ vai trò quan trọng trong cấu trúc răng của trẻ. Dưới đây là các dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết khi bé mọc răng hàm và có cách chăm sóc phù hợp.
Thông thường, vào giai đoạn 5 đến 7 tuổi, trẻ sẽ mọc những chiếc răng hàm vĩnh viễn đầu tiên, thường được gọi là răng số 6. Răng vĩnh viễn sẽ theo bé suốt quá trình trưởng thành phát triển sau này. Chiếc răng này thường mọc sớm và ở vị trí phía bên trong hàm nên khó phát hiện. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm giúp mẹ dễ dàng nhận biết hơn.
Ảnh: Internet
Vào thời điểm mọc răng hàm, mẹ sẽ nhận thấy trẻ bị sốt nhẹ. Kèm theo sốt, mẹ sẽ thấy phần nướu của bé bị sưng, đỏ khiến trẻ bị đau, khó chịu.
Khi răng mọc, bé sẽ có cảm giác bị đau, khó chịu. Cơn đau không chỉ dừng lại tại vị trí răng mọc mà còn có thể lan ra khắp miệng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon, không sâu giấc.
Không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, các cơn đau ở nướu, răng sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn uống. Chính vì thế, trẻ sẽ không hứng thú với việc ăn uống, chán ăn, thậm chí bỏ ăn.
Khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm và hầu hết các răng khác sẽ gặp tình trạng ngứa lợi. Vậy nên, mẹ có thể thấy bé yêu thích với việc gặm hay nhai đồ chơi.
Ngoài các dấu hiệu trên đây, ở một số trẻ sẽ có hiện tượng chảy nước dãi nhiều hơn, tiêu chảy,...
Chiếc răng hàm số 6 mọc ở vị trí trong cùng khiến cho việc vệ sinh trở nên khó khăn. Bên cạnh đó, đặc điểm cấu tạo của chiếc răng này đó là có nhiều hố rãnh, thức ăn dễ dàng bám và đọng lại khiến răng dễ bị sâu. Chính vì vậy, một chế độ chăm sóc phù hợp rất cần thiết đảm bảo cho răng luôn khỏe mạnh.
Ảnh: Internet
Chải răng thường xuyên, hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa Flour là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng sâu răng. Mẹ nên hướng dẫn bé chải răng đúng cách để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa hiệu quả.
Cùng với chải răng bằng bàn chải, mẹ có thể cho bé súc miệng với nước muối hoặc sử dụng chỉ nha khoa nếu cần thiết.
Trong thời kỳ trẻ 5 tuổi mọc răng hàm, cơ thể cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Một số dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của răng bao gồm canxi, vitamin D,...
Khi mọc răng, trẻ sẽ bị đau và nhức ở vùng nướu khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì thế, mẹ nên lựa chọn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp, canh… Việc ngậm một ít đồ ăn mát, lạnh như trái cây có thể làm giảm bớt các cơn đau của bé. Hạn chế cho bé ăn đồ ăn cứng hay kẹo bánh ngọt…
Thời gian này, việc ăn uống của bé cũng khó khăn hơn. Vì vậy, hãy để bé thoải mái hơn khi ăn, không nên ép buộc. Thay vì ăn 3,4 bữa như trước, mẹ có thể chia thành 5,6 bữa và cho bé ăn từng chút một.
Mọc răng hàm ở trẻ là vấn đề bình thường và các cơn đau hay sốt sẽ giảm dần sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu mẹ nhận thấy bé sốt kéo dài, các cơn đau nghiêm trọng hơn và kèm theo các hiện tượng tiêu chảy, mất nước thì nên cho bé khám bác sĩ để có chẩn đoán phù hợp.
Trẻ mọc răng hàm vĩnh viễn khi mới 5 tuổi được coi là khá sớm. Ở độ tuổi này, nhiều ba mẹ sẽ không nghĩ rằng bé mọc răng hàm và không chú ý chăm sóc dẫn đến những hậu quả xấu cho sức khỏe răng miệng bé. Vậy nên, hy vọng rằng với những dấu hiệu nhận biết khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm trên đây, ba mẹ sẽ có thông tin cụ thể hơn về vấn đề này, từ đó chăm sóc trẻ mọc răng một cách tốt nhất.
Xem thêm:
> Trẻ 5 tuổi cần đạt được những gì?
> Trò chơi cho trẻ 4 5 tuổi: 10 gợi ý giúp phát triển thể chất và trí tuệ cho trẻ