Giáo viên lo lắng học sinh bỏ học vì bị cắt hỗ trợ
Giáo viên lo lắng học sinh bỏ học vì bị cắt hỗ trợ

Năm học 2021-2022, nhiều xã vùng sâu huyện Kbang - Gia Lai thoát khỏi vùng "đặc biệt khó khăn". Điều này cũng đồng nghĩa hàng trăm học sinh không còn được hỗ trợ gạo, tiền bán trú.

Có thể bạn quan tâm:

Chàng trai 15 tuổi học lớp 1: Mẹ đạp xe đưa rước 30 cây số

Bữa cơm trưa vào lúc 11h30 mỗi ngày của 176 học sinh bán trú trường Phổ thông dân tộc, bán trú Tiểu học và THCS Đăk Smar rất đơn sơ. Mỗi mâm cơm có 10-12 em, chủ yếu học sinh tiểu học. Thực đơn gồm hai dĩa thịt xào cải, hai dĩa cá kho, một tô canh lá ngót và hai tô cơm. Giáo viên sẽ đứng sẵn ở đó, xem hết thức ăn sẽ múc thêm cho học trò.

Lần trong đám đông có em học sinh lớp 2 - Đinh Thị Luyến làng Đăk Mung ăn ngon lành, mặt hớn hở. Em Luyến ngây thơ nói rằng rất thích đến trường vì được ăn no, ngủ ấm cũng như không phải đi bộ về nhà. Tuy nhiên, cô bé người Ba Na không biết rằng, bữa cơm mình ăn nhiều ngày qua đều được san sẻ từ các bạn trong trường. Chế độ ăn ở bán trú của Luyến và 25 đứa trẻ tiểu học dưới mái trường này đã bị "cắt".

Thấy Nguyễn Thế Anh - Hiệu trưởng trường chia sẻ: "Thương và lo lắng học sinh bỏ học vì không còn được hỗ trợ, trước mắt nhà trường buộc phải chọn cách này để giữ chân các em". Đồng thời về lâu dài sẽ tăng gia sản xuất, tìm nguồn hỗ trợ khác.

Giáo viên lo học sinh bỏ học vì bị cắt hỗ trợBữa cơm bán trú học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Smar. Ảnh: Trần Hoá - VnExpress

Các học sinh nơi đây khó khăn như thế nào?

Được biết Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Smar nằm cách trung tâm huyện Kbang hơn 30 km, có gần 300 em học sinh. Điều kiện di chuyển đi lại nơi đây khó khăn, học sinh trong trường chủ yếu là người đồng bào Ba Na, nhiều gia đình là hộ nghèo, cận nghèo cuộc sống vất vả.

Vào những năm trước, xã Đăk Smar là vùng đặc biệt khó khăn. Làng Đăk Mung và Krối nằm cách trường trên 3 km nên học sinh nơi đây đủ điều kiện hỗ trợ tiền ăn ở bán trú, theo Nghị định 116. Mỗi tháng các em được hưởng gần 600.000 đồng tiền ăn, 15 kg gạo và nhiều ưu tiên khác.

Dựa vào sự hỗ trợ này, các giáo viên nơi đây mỗi ngày sẽ chăm lo, sắp xếp bữa ăn cho các em. Các giáo viên trường trồng thêm rau, nuôi thêm lợn để trang trải từng bữa cơm cho học sinh. 

Giáo viên lo học sinh bỏ học vì bị cắt hỗ trợĐầu năm học giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Đăk Smar vào tận làng chở học sinh ra lớp. Ảnh: Trần Hoá - VnExpress

Tiêu chí nông thôn mới

Tuy nhiên, năm nay mọi thứ thay đổi. Địa phương hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới, từ vùng III nâng lên vùng II, do đó mà 26 học sinh Tiểu học ở làng Đăk Mung không còn được thụ hưởng chính sách này. Riêng thôn Krối vẫn thuộc diện "đặc biệt khó khăn" nên 150 em ở ngôi làng này năm nay vẫn được hỗ trợ bán trú.

Tương tự, 138 em học sinh Tiểu học, THCS ở làng Đăk Pót, xã Krong cũng bị ảnh hưởng. Hai tuần nay, Đinh Hợi (lớp 9, trường PTDT bán trú THCS Krong) và em gái Đinh Thị Tuyết (lớp 3, trường PTDT bán trú Tiểu học Lê Văn Tám) được ăn ở tại trường. Nhưng chỉ Hợi biết, những bữa ăn thời gian qua được bạn bè san sẻ. Hợi buồn và không muốn đến trường nữa.

Ngồi làng nơi em Hợi sống xa trường tới hơn 10km. Mỗi thứ 2 đầu tuần, bố mẹ còn ở trên nương, Hợi và em gái phải tự đi bộ đến lớp. Cuối tuần thỉnh thoảng hai anh em được bố đón về bằng xe máy.

Giáo viên lo học sinh bỏ học vì bị cắt hỗ trợ Ảnh: Trần Hoá - VnExpress

Anh Đinh Đăm - 29 tuổi bọc bạch rằng  nếu chính quyền không còn hỗ trợ tiền ăn ở bán trú cho hai con, gia đình đành cho các em ở nhà, theo bố mẹ lên nương, chứ nhà nghèo chẳng có tiền lo cho con ăn học. "Vừa rồi vào năm học, vợ chồng phải vay mượn sắm cho nó hai bộ quần áo mới", anh Đăm kể.

Quả thật, cuộc sống nơi đây còn rất nhiều khó khăn, việc đến trường của các em học sinh thật sự rất vất vả, nếu như không thể tìm được nguồn hỗ trợ các em có thể sẽ bỏ học, điều này thực sự rất đau lòng. Chỉ mong rằng, sớm có nguồn hỗ trợ để các em được đến trường, thay đổi cuộc sống. 

(Nguồn: VnExpress)

Xem thêm:

Xót xa cậu học sinh trường chuyên bị ung thư khi sắp tốt nghiệp lớp 12

Cậu bé lớp 6 cứu sống thanh niên 22 tuổi bị đuối nước

Bài viết liên quan
Dạy con bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản
Dạy con bảo vệ môi trường từ những việc làm đơn giản
Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Do đó, việc giáo dục con về ý thức bảo vệ môi trường sống là một điều cần thiết. Ngay từ bây giờ, mẹ có thể dạy con bảo vệ môi trường từ những việc đơn giản sau đây. Cùng tham khảo mẹ nh
Nam sinh đỗ 6 nguyện vọng lớp 10 tại Hà Nội
Nam sinh đỗ 6 nguyện vọng lớp 10 tại Hà Nội
"Giáo sư đầu nấm" - Đây là cái tên mà Giá Khánh được nhiều bạn bè gọi. Trong đợt thi tuyển sinh vào lớp 10 vừa qua, Gia Khánh đã đạt cả 6 nguyện vọng nhờ vào việc ham đọc sách và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bên ngoài. 
Tỉ lệ trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm ngày càng tăng
Tỉ lệ trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm ngày càng tăng
Theo khảo sát của Chương trình sức khỏe vị thành niên do Bộ Y tế, WHO và Bộ GD&ĐT thực hiện tại Việt Nam, cho thấy tỉ lệ học sinh quan hệ tình dục trước tuổi 14 ngày càng gia tăng. 
Trẻ từ chối tiếng Anh: Làm sao để khắc phục?
Trẻ từ chối tiếng Anh: Làm sao để khắc phục?
Ngày nay, tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ 2 và được sử dụng phổ biến. Tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện tại. Do đó, việc cho bé tiếp xúc với tiếng Anh sớm, rèn luyện khả năng nghe nói tiếng Anh cho trẻ cũng ngày được quan tâm. 
Phát hiện nữ sinh mắc Covid-19 trong ngày tựu trường
Phát hiện nữ sinh mắc Covid-19 trong ngày tựu trường
ĐĂK NÔNG - Nữ sinh lớp 6 trường THCS và THPT dân tộc nội trú huyện Đăk R'Lâp đến tựu trường, xét nghiệm dương tính nCoV, học sinh toàn huyện phải tạm dừng đến trường.
Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất miễn học phí kỳ I cho học sinh
Sở GD&ĐT TP.HCM đề xuất miễn học phí kỳ I cho học sinh
Tại kỳ họp thứ hai Hội đồng Nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 24/8 đã có đề xuất miễn học phí kỳ 1 cho học sinh. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện tại, đề xuất này được xem là giải pháp để chia sẻ những khó khăn cho ngườ