Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu
Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu

Mất ngủ ở mẹ bầu là một trong những triệu chứng thường gặp trong những tháng thai kỳ. Tuy nhiên, nếu biết rõ nguyên nhân và có cách phòng tránh hợp lý, mẹ sẽ không còn khó chịu với những vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu những cách cải thiện chứng mất ngủ ở mẹ bầu trong bài viết này với Góc Làm Mẹ nhé.

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu?

Trong quá trình mang thai, phụ nữ phải trải qua nhiều sự thay đổi từ thể chất đến tinh thần. Đặc biệt, khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, chứng mất ngủ ở mẹ bầu sẽ thường xuyên hơn. Một số nguyên nhân gây ra mất ngủ ở mẹ bầu bao gồm:

  • Thay đổi cơ thể: Cơ thể của phụ nữ mang thai trải qua nhiều thay đổi lớn để chịu đựng thai kỳ. Sự tăng trưởng của bụng bầu và sự đau nhức ở các khu vực như lưng và vai có thể gây ra không thoải mái khi nằm xuống, dẫn đến khó chịu và mất ngủ.

  • Thay đổi hormone: Sự biến động lớn trong hormone như progesterone và estrogen có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ của mẹ.

  • Đi tiểu nhiều: Trong thai kỳ, thận phải làm việc thêm 30-50% để lọc thêm máu, gây tăng lượng urê và làm bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Đồng thời, sự phát triển của em bé tạo áp lực lớn lên bàng quang, khiến mẹ bầu phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi tiểu.

  • Chứng ợ hơi và táo bón: Khi thai nhi phát triển, áp lực tăng lên dạ dày, gây việc thức ăn trào ngược và làm hệ tiêu hóa hoạt động kém, dẫn đến mất ngủ khi mang thai.

  • Tăng nhịp tim: Trong thai kỳ, tim phải làm việc cường độ hơn để cung cấp đủ máu cho dạ con, dẫn đến tăng nhịp tim và mất ngủ.

  • Phát triển của thai nhi: Khi bé bắt đầu đạp, xoay chuyển trong bụng mẹ, điều này làm mẹ bầu khó ngủ hơn.

  • Lo lắng và căng thẳng: Lo lắng về sức khỏe của thai nhi, kế hoạch chăm sóc bé, công việc, gia đình và các vấn đề xã hội có thể làm tăng căng thẳng, gây mất ngủ khi mang thai.

Nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ ở mẹ bầu

Nguyên nhân gây chứng mất ngủ ở mẹ bầu (Ảnh: Internet)

Cách cải thiện chứng mất ngủ ở mẹ bầu 

  • Kiểm soát khẩu phần trước giờ ngủ: Tránh ăn quá no hoặc uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ. Tốt nhất là ăn trước giờ ngủ khoảng 2-3 giờ để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi nghỉ.

  • Bổ sung vitamin B: Mẹ bầu nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin B vào khẩu phần hàng ngày để giúp cải thiện giấc ngủ. Rau lá xanh và ngũ cốc nguyên cám là một ví dụ.

  • Chia khẩu phần và ăn chậm: Tăng tần suất ăn bằng cách chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, đồng thời ăn chậm và nhai kỹ để tránh quá tải dạ dày và nguy cơ ợ nóng, góp phần vào giấc ngủ tốt hơn.

  • Hạn chế đường và thức ăn ngọt: Giảm tiêu đường trong khẩu phần bằng cách hạn chế đồ ngọt, giúp kiểm soát cường độ đường huyết và cải thiện giấc ngủ.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện chứng mất ngủ khi mang thai (Ảnh: Interner)

  • Tránh các chất kích thích: Không sử dụng các chất kích thích như cafein từ cà phê, trà và chocolate , đặc biệt vào buổi tối.

  • Sử dụng thảo dược tự nhiên: Mẹ bầu có thể thử sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như trà hoa cúc, trà táo đỏ và trà tâm sen để thư giãn tinh thần và cải thiện giấc ngủ. Tuy nhiên, nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thảo dược nào để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.

  • Tư thế ngủ đúng cách: Nằm ngửa về bên trái, cong đầu gối hoặc gác chân lên cao giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân, giảm nguy cơ phù nề, đồng thời cải thiện lưu thông máu đến tim và tăng cường tuần hoàn máu đến thai nhi.

  • Giữ gìn giấc ngủ đều đặn: Đi ngủ và thức dậy vào cùng thời điểm mỗi ngày giúp cơ thể thiết lập thói quen giấc ngủ, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

  • Tập luyện nhẹ: Mẹ bầu nên thực hiện các bài tập nhẹ để tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng trong khi mang thai.

  • Vận động trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ, hãy thực hiện những động tác vận động nhẹ nhàng để giảm chuột rút và thư giãn cơ thể. Bổ sung muối và canxi cũng giúp giảm nguy cơ chuột rút.

  • Tắm nước ấm hoặc xông tinh dầu: Tắm hoặc ngâm chân trong nước ấm hoặc xông tinh dầu trước khi đi ngủ có thể giúp bạn dễ dàng và làm dịu tinh thần, giảm căng thẳng.

Giấc ngủ của mẹ bầu cũng rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ hãy đặc biệt chú ý đến giấc ngủ của mình trong suốt thai kỳ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé. 

Có thể mẹ quan tâm:

Mang thai sau tuổi 40 và những điều mẹ cần biết

Bà bầu đi máy bay có an toàn không?

Bài viết liên quan
Top 5 tuổi sinh con năm 2025 tốt nhất theo phong thủy
Top 5 tuổi sinh con năm 2025 tốt nhất theo phong thủy
Tuổi nào sinh con 2025 tốt? Khám phá top 5 tuổi đẹp nhất để sinh con năm Ất Tỵ, hợp mệnh và mang lại may mắn, tài lộc cho bé và gia đình.
Tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 có tốt không?
Tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 có tốt không?
Tuổi Giáp Tuất sinh con năm 2025 có tốt không? Xem ngay phân tích phong thủy, mệnh ngũ hành, thiên can - địa chi để biết có hợp tuổi không. Gợi ý tháng sinh đẹp, tên hay và cách hóa giải xung khắc
Không có bầu nhưng có sữa có sao không?
Không có bầu nhưng có sữa có sao không?
Không có bầu nhưng có sữa có sao không? Đây có thể là dấu hiệu của rối loạn nội tiết, tác dụng phụ của thuốc hoặc bệnh lý tiềm ẩn. Tìm hiểu ngay mẹ nhé!
Sinh con gái năm 2025 có tốt không?
Sinh con gái năm 2025 có tốt không?
Sinh con gái năm 2025 có tốt không? Bé gái tuổi Ất Tỵ thuộc mệnh gì, hợp với bố mẹ tuổi nào? Tìm hiểu tử vi, phong thủy và những tháng sinh đẹp nhất để đón con.
Cách tính sinh con gái năm 2025 dễ dàng
Cách tính sinh con gái năm 2025 dễ dàng
Cách tính sinh con gái năm 2025 hiệu quả với các phương pháp từ dân gian, khoa học đến chế độ dinh dưỡng, giúp bạn tăng khả năng đạt mong muốn sinh con gái.
1993 tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 có tốt không?
1993 tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 có tốt không?
Tuổi Quý Dậu sinh con năm 2025 có tốt không? Tìm hiểu chi tiết về phong thủy, độ hợp tuổi và cách hóa giải để gia đình hòa thuận, thịnh vượng và hạnh phúc!