6 lưu ý cho mẹ bầu khi đi du lịch vào mùa hè
6 lưu ý cho mẹ bầu khi đi du lịch vào mùa hè

Lựa chọn thời điểm du lịch phù hợp

 

Theo bác sĩ, thai phụ ở tuần thứ 14 đến tuần 28 là thời điểm tốt nhất để đi du lịch. Ở giai đoạn này, các mẹ bầu sẽ không còn những triệu chứng buồn nôn hay ốm nghén như những tuần đầu thai kỳ. Đặc biệt không nên đi du lịch vào các tuần cuối thai kì để hạn chế rủi ro hết sức có thể mẹ nhé. 

 

Chọn địa điểm và lịch trình phù hợp

 

Chuyến du lịch tốt nhất chỉ nên kéo dài trong khoảng từ 2-3 ngày. Nên tránh những vùng đất quá hẻo lánh, cơ sở y tế không được đáp ứng. Mẹ bầu nên chọn đi đến vùng có khí hậu mát mẻ, thời tiết ôn hòa, điều này sẽ cho cả mẹ và bé được cảm thấy dễ chịu hơn.

 

Uống nhiều nước

Mẹ bầu cần uống ít nhất 12 cốc nước mỗi ngày để đảm bảo rằng nước ối thai nhi được thay mới và quá trình sản xuất sữa mẹ diễn ra đúng hướng. Ngoài ra, mẹ cũng có xu hướng đổ mồ hôi nhiều, đi tiểu nhiều hơn và uống nước nhiều hơn. Do đó, hãy chuẩn bị sẵn nước uống và uống càng nhiều càng tốt.

 

Bơi an toàn

 

Ở một số vùng, nước biển hoặc hồ có thể bị ô nhiễm nên trước khi tắm, mẹ hãy chú ý kiểm tra thật khu vực mình đến. Lựa chọn an toàn và tốt nhất là mẹ bầu chỉ nên tắm ở những hồ bơi đã được khử khuẩn bằng Clo mẹ nhé.

 

Cẩn thận với muỗi

 

Vì muỗi tìm kiếm con mồi bằng nhiệt độ, trong khi đó phụ nữ đang mang thai có nhiệt độ cơ thể cao hơn người bình thường. Vậy nên, nếu mẹ có dự định đi du lịch tới những khu vực có nhiều muỗi thì hãy chú ý cẩn thận hơn. Lời khuyên cho mẹ là hãy thủ sẵn trước một lọ thuốc, chai thuốc để bôi chống muỗi đốt. 

 

 

Trang phục thoải mái

 

Mẹ nên tránh trang phục ôm bó gây khó chịu khi di chuyển. Một đôi giày đi bộ đế mềm, vừa chân sẽ là người bạn đồng hành tuyệt nhất của bạn lúc này.

---

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chuyến du lịch khi bạn đang mang thai, mọi thứ cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng và chu đáo hơn bình thường. Chính vì vậy, để có một chuyến đi an toàn và trọn vẹn, mẹ đừng quên lưu ý những điều trên nhé. Chúc mẹ có những chuyến đi vui vẻ trước khi đón thiên thần của mình chào đời nhé.

Bài viết liên quan
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì để tốt cho thai kỳ?
Bà bầu cao huyết áp nên ăn gì? Cao huyết áp là một trong những bệnh lý mà thai phụ thường gặp, nhất là ở 3 tháng cuối trong quá trình mang thai. Điều này dễ gây ra những vấn đề nguy hiểm như tiền sản giật, gây tác động xấu đến sức khỏe của mẹ và bé.
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Những triệu chứng ốm nghén bệnh lý thường gặp ở mẹ bầu là gì?
Ốm nghén bệnh lý là gì? ởỞ một số cơ địa thì tình trạng nghén ngẩm thường xảy ra với các triệu chứng nặng hơn khiến các mẹ bầu không khỏi lo lắng, mệt mỏi.
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nước ối có màu gì? Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo từ nước ối
Nhiều mẹ bỉm thắc mắc không biết nước ối có màu gì và sẽ có những dấu hiệu cảnh báo nào từ nước ối cho mẹ nhận biết đang có vấn đề về sức khỏe. Bài viết Góc Làm Mẹ chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp mẹ bầu giải đáp những vấn đề trên.
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Truyền máu song thai và những điều mẹ cần biết
Chắc hẳn nhiều mẹ bầu đã từng nghe qua hội chứng truyền máu song thai song vẫn chưa có cơ hội tìm hiểu rõ về tình trạng này. Hãy cùng Góc làm Mẹ tìm hiểu về truyền máu song thai là gì.
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Những xét nghiệm máu khi mang thai mẹ bầu nên thực hiện
Khi mang thai, mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm máu trong 3 tháng đầu của thai kỳ để có thể đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe của chính mình.
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Đau bụng dưới khi mang thai và những nguy hiểm khôn lường mẹ bầu cần biết
Khi gặp phải tình trạng đau dưới khi mang thai mẹ bầu phải hết sức lưu ý quan sát tình trạng của cơ thể mình hoặc xin ý kiến của bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc mắc các bệnh lý khác.