Liệu mẹ đã hiểu đúng về chứng biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ chưa?
Liệu mẹ đã hiểu đúng về chứng biếng ăn chậm tăng cân ở trẻ chưa?

Mặc dù không ít lần mẹ đã phải trổ đủ “ngón nghề” từ dụ dỗ, đến thúc ép, dọa dẫm, bày nhiều trò để bé chịu ăn, song tình hình cũng không được cải thiện là bao. Dẫu biết rằng biếng ăn chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ, nhưng nỗi lo bé bị thiếu chất, không tăng cân đã trở thành nguyên nhân của những căng thẳng quanh giờ ăn trong gia đình.

 

Tăng cân là đủ chất?

“Làm sao để con tăng cân?” có lẽ là trăn trở của hầu hết cha mẹ khi con mình có dấu hiệu biếng ăn. Bởi đối với họ, cân nặng là thước đo thể hiện quá trình phát triển của trẻ. Trẻ bụ bẫm, tròn trĩnh thường được xem là phát triển tốt. Do đó để con bắt kịp cân nặng với bạn cùng tuổi, mẹ gắng tìm mọi cách để bé chịu ăn. Có nhà mở quảng cáo, phim hoạt hình cho bé xem để dụ bé ăn, nhưng rồi bé cũng… chán. Hoặc thậm chí có mẹ chịu khó dắt bé đi lòng vòng khắp xóm, nhưng rốt cuộc bé vẫn ngậm mãi thức ăn không chịu nhai nuốt, bữa ăn vì thế có khi kéo dài hàng giờ mà bé chỉ ăn được vài muỗng.

 

Biếng ăn chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của trẻ. Ảnh: Internet

 

Ép con ăn không xong, mẹ chuyển sang cho con ăn thoải mái những món bé thích như bánh mì không, mì gói, cơm chan nước tương/nước mắm, bánh kẹo… trong khi biết chắc các món đó không đủ dưỡng chất cần thiết. Mẹ tặc lưỡi: “Thà làm vậy còn hơn để bé nhịn đói cả ngày!”

 

Thực ra, việc nhồi nhét cho đủ lượng trong bữa ăn hàng ngày hoặc chỉ cho bé ăn độc một số món (giàu đường bột) có thể giúp bé nhà bạn tăng cân trong thời gian ngắn, nhưng sẽ không bảo đảm việc bé có đủ dưỡng chất thiết yếu cho tăng trưởng và phát triển toàn diện. Thiếu hụt vitamin và khoáng chất sẽ khiến năng lượng đó trở nên lãng phí, tích thành mỡ, khiến bé có thể bị béo phì về sau. Mặt khác, về tâm lý khi bé bị ép ăn thường xuyên sẽ càng chán ghét thức ăn hơn.

 

Có rất nhiều nguyên dân dẫn đến trẻ biếng ăn kéo dài, hiểu được nguyên nhân mới điều trị được. Một trong những nguyên nhân đó có thể xuất phát từ... mẹ.

>> Trẻ biếng ăn, liệu có phải do... mẹ?

 

Ăn vui + khoa học = phát triển tốt

Biếng ăn thực ra không quá đáng lo ngại, vì đó chỉ là một biểu hiện tâm lí phổ biến trong giai đoạn phát triển của trẻ, đặc biệt khi bé bắt đầu tập đi. Do đó, mẹ hãy có cách nhìn tích cực hơn về biếng ăn của con và chuyển sang chăm bé biếng ăn đúng cách bằng việc tập cho con ăn vui và khoa học.

Mẹ nên lưu ý đảm bảo cho bữa ăn của bé có đầy đủ và cân bằng tỉ lệ các chất thiết yếu: đạm – đường – béo cũng như các loại vitamin và khoáng chất để bé phát triển khỏe mạnh thực sự chứ không chỉ đơn thuần là tăng cân.

 

Mỗi bữa ăn của bé hãy là một bữa vui. Ảnh: Internet

 

Mẹ hãy biến mỗi bữa ăn thành hành trình khám phá thế giới thực phẩm thú vị. Cho bé chạm, ngửi, nếm thử thức ăn, đồng thời đặt ra những câu hỏi, câu chuyện hấp dẫn về các món ăn. Mẹ còn có thể thử trang trí thức ăn thành những hình dạng sinh động, ngộ nghĩnh cũng giúp bé thích thú hơn khi ăn. Trong thời gian đầu tập làm quen với thức ăn mới, bé thường có xu hướng từ chối các món lạ hoặc không ăn hết lượng thức ăn trong mỗi bữa.

Để cân bằng, mẹ hãy chọn những thức ăn có cùng hàm lượng dinh dưỡng để thay thế: cho bé ăn nấm thay cho bông cải; bánh mì, nui thay cho cơm… Bên cạnh đó, mẹ có thể cân nhắc cho bé uống thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng. Hãy ưu tiên chọn sản phẩm có bổ sung nhiều vi chất, hỗ trợ chuyển hóa hiệu quả năng lượng trẻ lấy được từ thức ăn thành dạng có lợi thay vì tích trữ thành mỡ.

 

“Thiết kế” một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng dưỡng chất trong mỗi bữa ăn cùng những tuyệt chiêu tâm lý hiệu quả chính là bí quyết giúp mẹ yên tâm chăm sóc con mình tốt hơn.

 

Có thể mẹ đang quan tâm:

>> 4 tình huống khiến bé đột nhiên biếng ăn mà mẹ không ngờ tới

Bài viết liên quan
Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho bé? 
Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho bé? 
Hiện nay có rất nhiều phụ huynh sử dụng miếng dán hạ sốt để giúp giảm sốt cho trẻ. Vậy miếng hạ sốt có thật sự an toàn cho trẻ không? Hãy cùng Góc Làm Mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé. 
4 Biểu hiệп chứng tỏ đứa bé IQ cao nhưng cha mẹ lại cho rằпg con hư
4 Biểu hiệп chứng tỏ đứa bé IQ cao nhưng cha mẹ lại cho rằпg con hư
Đã làm bố mẹ thì ai cũng muốn có con mình thông minh, có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, có những biểu hiện của bé chứng tỏ bé có IQ mà nhiều người nhầm tưởng rằng con hư.
Hạ sốt cho bé bằng nước ấm vắt chanh hiệu quả mẹ nên biết
Hạ sốt cho bé bằng nước ấm vắt chanh hiệu quả mẹ nên biết
Trẻ bị sốt là một trong những trường hợp thường gặp khi chăm sóc bé. Thông thường, nhiều mẹ sẽ dùng nước ấm để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ sốt cao 37,5 - 38 độ, mẹ có thể áp dụng cách hạ sốt bằng nước ấm vắt chanh. 
Trẻ đi hai hàng: Làm sao để khắc phục, giúp bé đi đúng cách?
Trẻ đi hai hàng: Làm sao để khắc phục, giúp bé đi đúng cách?
Đi hai hàng là tình trạng thường gặp ở trẻ. Và tình trạng này làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Do đó, để giúp trẻ không đi hai hàng, mẹ cần biết được nguyên nhân là gì? Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
Tư thế ngủ của trẻ làm ảnh hưởng đến chiều cao trong tương lai
Tư thế ngủ của trẻ làm ảnh hưởng đến chiều cao trong tương lai
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe cũng như quá trình phát triển chiều cao của trẻ.
Ép con ăn no - Sai lầm của nhiều bà mẹ!
Ép con ăn no - Sai lầm của nhiều bà mẹ!
Chăm sóc con cái chưa bao giờ là dễ dàng cả, nhất là trong việc ăn uống của bé. Quan tâm đến bữa ăn của con là điều nên làm nhưng mẹ cũng đừng ép con phải ăn theo ý mình. Hãy để ăn uống vui vẻ và tự nguyện, đừng quá ép con. Nếu mẹ thường xuyên ép con ăn n