Cách nhanh chóng làm dịu cơn sốt mọc răng của bé
Cách nhanh chóng làm dịu cơn sốt mọc răng của bé

Trẻ bắt đầu mọc răng sữa là thời điểm đánh dấu bước chuyển quan trọng. Những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7-8). Trẻ mọc răng thường rất hay bị sốt, quấy khóc, biếng ăn. Lúc này, mẹ hãy áp dụng ngay những cách sau để hạ nhiệt cho bé một cách nhanh chóng, an toàn và cho trẻ mọc răng đúng chuẩn khoa học nhé.

 

Trẻ mọc răng thường rất hay bị sốt, quấy khóc, biếng ăn. Ảnh: Internet

Ăn dặm

Cho con nhâm nhi bánh ít đường, không chất bảo quản đây là loại bánh mềm khi kết hợp nước bột sẽ tan ra giúp sẽ giảm cơn đau. 

 

Giữ vệ sinh răng miệng

Cho bé uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng cho bé, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.

 

Cẩn trọng vật cứng, sắc cạnh

Không để bé tiếp xúc với những đồ chơi cứng vì bé sẽ bỏ vào miệng nhai làm tổn thương lợi.

 

>> 6 thói quen hằng ngày có thể làm hỏng răng bé

 

Ăn chuối 

Cho bé ăn chuối xắt lát lạnh, giúp xoa dịu vùng lợi, giảm sưng, giảm đau bé sẽ không quấy khóc nữa.

 

Lau người bằng nước ấm

Chỉ cần giặt khăn ấm lau người sẽ giúp cơ thể thoát nhiệt, giảm sốt nhanh hơn. Đồng thời, mẹ cho bé mặc những trang phục thoải mái.

 

Ảnh: Internet

Uống thuốc theo đơn bác sĩ

Trong trường hợp bé sốt kéo dài vài ngày mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám, không tự ý cho trẻ uống thuốc.

 

Tăng cữ bú

Mẹ có thể cho trẻ bú nhiều hơn thường ngày. Nếu bé không bú được, mẹ cần vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa.

 

Tăng lượng nước

Bé có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong khoảng 3-7 ngày. Vì thế, mẹ cho phải bé uống nhiều nước để tránh mất nước và ăn uống bình thường. Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

 

Trẻ sốt do mọc răng thường chỉ kéo dài trong vài ngày. Nếu bé bị sốt cao liên tục, nôn mửa có thể bị một bệnh khác không phải do mọc răng. Mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống vitamin, đặc biệt là vitamin D.

 

Một vài yếu tố cơ bản xung quanh chuyện mọc răng của trẻ dưới đây sẽ giúp mẹ rất nhiều đấy.

>> Vượt qua thời kỳ mọc răng cùng bé

Bài viết liên quan
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Trẻ sơ sinh bị hăm tã có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Những năm đầu đời, làn da nhạy cảm của bé con cần phải được bảo vệ và chăm sóc thật kỹ lưỡng. Dù vậy, vẫn có nhiều trường hợp bé vẫn gặp phải tình trạng hăm tã khó chịu.
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Nguyên nhân gây mụn sữa ở trẻ sơ sinh và cách xử lý
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh thường là một vấn đề phổ biến mà các bậc cha mẹ trẻ thường phải đối mặt. Những đốm mụn nhỏ xuất hiện trên da nhạy cảm của bé có thể gây lo lắng và tò mò cho các phụ huynh.
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm: Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ em thường trải qua hiện tượng đổ mồ hôi trộm do hệ thần kinh đại não của họ chưa phát triển hoàn thiện, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn tăng trưởng.
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là gì? Dấu hiệu cho thấy trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không đủ chất dinh dưỡng hoặc bị bài tiết quá nhanh. Nguyên nhân bao gồm ăn quá mức, ăn không đúng cách.
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Cách an toàn để đánh thức trẻ sơ sinh đang ngủ
Đối với những mẹ bỉm sữa lần đầu làm mẹ, việc đánh thức bé dậy cũng là nỗi băn khoăn của mẹ.  Vậy làm sao để đánh thức bé sơ sinh đang ngủ an toàn nhất?
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Giải mã ý nghĩa về 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh
Có bao giờ, mẹ thắc mắc về những tư thế này có gì đặc biệt hay không? Nếu tò mò mẹ có thể tham khảo bài viết giải mã về 5 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh trong bài viết sau cùng Góc Làm Mẹ nhé.